II. Cầu một số khu công nghiệp, dự án 24
2.5.3 Từ phía các cơ quan chức năng 1 Các trung tâm và trường dạy nghề
2.5.3.1 Các trung tâm và trường dạy nghề
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 21 trường Cao đẳng và 24 trường Trung cấp nghề chủ yếu tập trung ở Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò. Hàng năm có khoảng 10.500 học sinh tốt nghiệp, bổ sung vào lực lượng lao động có tay nghề tại địa phương, chủ yếu lực lượng này là lao động trẻ, vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học. Đa số lao động ở nông thôn có tuổi đời trên 30 tuổi, không có tay nghề lại không theo học những trường này vì lý do tuổi tác và tâm lý sợ học xong lại không xin được việc làm. Mặt khác, họ lại là lao động chính trong gia đình, cho nên phải lao động tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình và bản thân trong khi c ác lớp học có thời gian tương đối dài, học tập trung. Ngoài ra chi phí cho học tập cũng là vấn đề cản trở người lao động tiếp cận với các trường dạy nghề.
Đối với các Trung tâm dạy nghề của các cơ quan đóng trên địa bàn như: trung tâm dạy nghề Hội Nông dân, trung tâm đào tạo nghề của Hội Phụ nữ, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tỉnh, trung tâm dạy nghề Thanh niên… bước đầu đã chuyển giao được khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, song hầu hết là các lớp ngắn hạn, kiến thức mới chỉ đủ để cải thiện tình hình sản xuất của gia đình, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Bảng 2.19. Nhu cầu đào tạo nghề của lao động Chỉ tiêu
Châu Khê Thạch Ngàn Môn Sơn
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
Số lao động điều tra 50 100 50 100 50 100
1. Lao động có nhu cầu 23 46,00 27 54,00 19 38,00 - Nếu phải đầu tư chi phí 14 28,00 16 32,00 10 20,00 - Không tham gia nếu phải
bỏ chi phí
9 18,00 11 23,00 9 18,00
2. Không muốn tham gia 13 26,00 7 14,00 21 42,00
Nguồn: Số liệu điều tra phòng lao động và thương binh xã hội huyện Con Cuông
Qua bảng 2.19. nguồn số liệu điều tra của Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội của huyện trong 150 lao động thấy số lượng có nhu cầu đào tạo nghề tương đối cao. Ở xã Châu Khê có 46% lao động được hỏi có nhu cầu, con số này ở xã Thạch Ngàn là 54%, xã Môn Sơn chỉ đạt 38%. Trong đó, nếu người lao động phải bỏ chi phí đào tạo mà không được sự hỗ trợ thì tỷ lệ muốn được đào tạo nghề giảm xuấng rỏ rết.
Cụ thể, trong 23 người ở xã Châu Khê có nhu cầu đào tạo các loại nghề thì có tới 9 người trả lời sẽ không đi học nếu phải đóng học phí, chiếm 18%; con số này ở xã Thạch Ngàn là 11 người, chiếm 23%và ở xã Môn Sơn là 19 người chiếm 18% số lao động điều tra.
Qua đó cho thấy, mặc dù lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo tương đối cao, song số lao động qua đào tạo lại chiếm tỷ lệ thấp, điều này có thể được lý giải bởi các lý do sau:
• Hầu hết họ đều là lao động chính trong gia đình, do đó quỹ thời gian dành cho việc đào tạo ít (họ còn phải lao động tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình).
• Chi phí cho đào tạo là một vấn đề khó khăn đối với hầu hết lao động nông thôn. • Tâm lý sợ không xin được việc sau đào tạo.
• Một số còn ngại khó khăn trong học tập, tự ty về bản thân.