II. Cầu một số khu công nghiệp, dự án 24
2.4 Một số hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường lao động của huyện
2.4.1.Trong công tác đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động
Con Cuông là một huyện thuần nông, chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động ở khu vực nông thôn chiếm hơn 94% tổng lao động toàn huyện, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Mặc dù trong thời gian qua Huyện ủy – HĐND – UBND, các ban, ngành đoàn thể trong toàn huyện cùng với chính quyền cơ sở đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm đào tạo nâng cao trình độ cho lao
động trên địa bàn song chủ yếu là thông qua tập huấn khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề ngắn hạn, việc đào tạo nghề dài hạn chủ yếu là do lao động tự liên hệ.
Trong công tác đào tạo và tập huấn chủ yếu là tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và các kỹ thuật liên quan đến nông nghiệp nông thôn. Kết quả đào tạo được thể hiện qua bảng 15.
Qua bảng 2.13 ta thấy, trong 3 năm qua số lao động được đào tạo nghề ngày càng tăng. Đối với đào tạo dài hạn, trong 3 năm mỗi năm huyện đều có 1 lớp với số lượng từ 37 đến 41 người là con em nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện được gửi đào tạo nghề dài hạn (hàn, xây dựng, sữa chữa máy móc…) ở các trường dạy nghề trong tỉnh. Hàng năm số lượng này chiếm gần 9% so với tổng số lao động được đào tạo. Về đào tạo nghề ngắn hạn (có thời gian từ 1 – 3 tháng): Phòng LĐTB và Xã hội huyện phối với với các tổ chức chính trị tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn như: chăn nuôi thú y, lớp sinh vật cảnh, lớp mây tre đan, … Năm 2007 toàn huyện tổ chức được 9 lớp cho 362 lao động tham gia, đến năm 2009 tổ chức được 11 lớp cho 512 người. Trong đó, lớp chăn nuôi thú y 6; lớp sinh vật cảnh 1; lớp sữa chữa máy nông nghiệp 3; mây tre đan 1. Qua 3 năm tốc độ tăng bình quân đạt 18,93%.
Bảng 2.13: Tình hình đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật cho lao động
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
lớp người lớp người lớp người 08/07 09/08 BQ
I. Đào tạo 9 399 10 432 12 553
1. Đào tạo dài hạn 1 37 1 43 1 41 116,22 95,35 105,27
2. Đào tạo ngắn hạn 9 362 8 389 11 512 107,406 131,62 118,93 II. Tập huấn KHKT 28 1.307 26 1.184 31 1.438 1. IMP 1 41 0 0 3 106 2. Trồng trọt 15 635 11 460 14 703 3. Chăn nuôi 9 405 13 648 8 397 4. Khuyến nông khác 5 226 2 76 6 232
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Phòng LĐ - TB và XH, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên
Đối với công tác tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật hàng năm được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt là vào đầu vụ sản xuất đối với các giống cây con mới. Năm 2007, toàn huyện tổ chức được 28 lớp tập huấn, cho 1.307 lượt người tham gia, trong đó tập huấn trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chiếm 79,57% tổng số người tham gia tập huấn. Đến năm 2009 tổ chức được 31 lớp, cho 1.438 lượt người tham gia. Qua đánh giá, chỉ có số lao động qua đào tạo dài hạn đáp ứng
được yêu cầu của thị trường còn đào tạo ngắn hạn và tập huấn mặc dù chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chất lượng còn thấp (một số người tham gia chỉ vì mục đích nhận kinh phí tập huấn) song qua đó, đại bộ phận tham gia tập huấn cũng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ngay tại địa phương.