9. Kết cấu đề tài
2.3.2.3 Văn hóa doanh nghiệp
Nền nếp văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau đây là một số ý kiến nhận xét về nền nếp văn hóa của Viễn Thông Đồng Nai: - Các lãnh đạo đều được đào tạo chuyên ngành từ Học viện Bưu chính Viễn thông, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đã kinh qua những giai đoạn khó khăn và thách thức của ngành trong thời kỳ bao cấp nên có tinh thần đòan kết tự lực trong khắc phục
khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong đời sống riêng ngoài đơn vị.
- Phần lớn ban lãnh đạo đã trải qua công việc thực tế nên rất có kinh nghiệm, giao tiếp với nhân viên thân mật, gần gũi, hiểu nhân viên, biết lắng nghe sự phản ánh, tham mưu của cấp dưới, tất cả vì công việc chung.
- Là ngành cung cấp dịch vụ có bề dày về truyền thống gắn kết, đồng cam cộng khổ với đất nước và bà con nhân dân từ lúc công nghệ viễn thông còn rất sơ khai như dịch vụ điện tín, gọi điện thoại nhân công và con tem, bìa thư, fax và đến ngày nay công nghệ IP, 3G hiện đại.
- Là doanh nghiệp nhà nước đang từng bước chuyển mình để phù hợp với các thay đổi của thị trường với phương châm: hòa nhập nhưng không hòa tan – tạo sự khác biệt để tồn tại phát triển bền vững.
-
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày :
Thực trạng thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai trong giai đoạn từ 2008-2012. Tác giả thực hiện khảo sát ý kiến của 150 CBCNV về công tác quản trị nguồn nhân lực, từ đó tác giả đưa ra những nhận xét về thành tựu đã đạt được và những tồn tại yếu kém.
Tác giả cũng trình bày những yếu tố môi trường tác động ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai hiện nay.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VNPT ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
3.1 Định hƣớng chiến lƣợc của tập đoàn VNPT
Quan điểm phát triển bền vững đảm bảo hoạt động ổn định trong cơ chế thị trường:
- Giữ vai trò chủ lực trong việc phát triển hạ tầng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông
- Tập trung nguồn lực phát triển các dịch vụ di động và băng rộng,
- Phát triển bền vững dựa trên nguyên tắc: tối ưu hạ tầng phục vụ kinh doanh
3.2 Định hƣớng phát triển của VNPT Đồng Nai
- Thực hiện tái cấu trúc mô hình tổ chức hoạt động: thực hiện sát nhập tinh gọn bộ máy quản lý, hướng đến thành lập 3 Trung tâm và 13 Đài Viễn thông trực thuộc.
- Đảm bảo duy trì thị phần, phát triển bền vững, ổn định thu nhập cho CBCNV. - Chuyển hướng tập trung nguồn lực cho công tác kinh doanh: phấn đấu doanh thu năm 2015 tăng 10% so với 2013; tới năm 2020 lợi nhuận tăng 5% so với năm 2013.
- Xây dựng hệ thống giao dịch, hệ thống bán lẻ: rút ngắn khoảng cách, thời gian phục vụ khách hàng.
3.3 Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai đến năm 2020.
Căn cứ vào định hướng chiến lược của tập đoàn VNPT và định hướng phát triển của VNPT Đồng Nai, tác giả đề xuất quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực VNPT Đồng Nai như sau :
3.3.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai.
Một là, Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi, là điều kiện cơ bản nhất để
VNPT Đồng Nai có thể phát huy được nội lực và phát triển bền vững.
Hai là, VNPT Đồng Nai sử dụng một cách khoa học và đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện các nội dung phát triển nguồn nhân lực. Đó là đảm bảo về số lượng và cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển các yếu tố động viên nhân viên
trong VNPT Đồng Nai, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại VNPT Đồng Nai.
Ba là, Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở xem đội ngũ CB.CNV là nguồn tài sản quý giá, là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy VNPT Đồng Nai phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, VNPT Đồng Nai phải tạo ra được sự gắn bó bền chặt của CB.CNV, CBCNV được học tập, phát huy năng lực và khả năng của mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm cho mỗi CB.CNV đều phải thấu suốt quan điểm này và quyết tâm tích cực tham gia vào công tác phát triển nguồn nhân lực, đóng góp cho các mục tiêu phát triển chung của VNPT Đồng Nai.
Bốn là, Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với tăng năng suất lao động so với các chuẩn mực chung của các tập đoàn hoạt động cùng lĩnh vực và mặt bằng chung của tỉnh Đồng Nai.
Năm là, Phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ điều kiện đặc thù và đặc điểm của nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai nhằm phát huy những tiềm năng và thế mạnh của mình.
Sáu là, Phát triển nguồn nhân lực Viễn Thông Đồng Nai nói riêng và tập đoàn
VNPT nói chung phải tận dụng được hết các cơ hội vượt qua mọi thách thức của cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
3.3.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai
Trên cơ sở quan điểm phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển đến năm 2020 và thực trạng nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai, VNPT Đồng Nai xây dựng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 như sau:
Mục tiêu tổng quát: tạo ra một nguồn nhân lực đủ cả về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về kỹ năng, trong sáng về đạo đức, năng động, sáng tạo và văn minh trong giao tiếp, chăm sóc phục vụ khách hàng đáp ứng ngày càng cao hơn các yêu cầu phát triển của VNPT Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể:
Một là, Tiếp tục xây dựng, phát triển, tổ chức lại bộ máy quản trị nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên viên phòng TCLĐTL về phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Hai là, Nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực, 70% lao động được qua đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, nhằm tạo ra một bước phát triển mới về chất, trong đó:
+ Nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho lãnh đạo, quản lý các đơn vị cơ sở nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực và bản lĩnh giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ trong nền kinh tế thị trường.
+ Tăng cường năng lực, đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh tiếp thị cho người lao động.
+ Thực hiện chính sách dôi dư giảm 10% lao động hiện có, thực hiện tuyển dụng thêm 5% số lượng lao động đã giảm để từng bước thực hiện chính sách “thay đổi về chất”.
Ba là, Tạo môi trường làm việc hiệu quả có động lực, xác định rõ chức năng, trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp trong công ty để làm tiêu chí đánh giá công việc.
Bốn là, Xây dựng và triển khai một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống các chính sách động viên nhân viên nhằm phát huy tối đa năng lực làm việc cá nhân, nhóm người lao động. Đồng thời, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của người lao động và gắn quyền lợi của họ với hiệu quả kinh doanh của VNPT Đồng Nai.
Năm là, Từng bước xây dựng văn hóa VNPT Đồng Nai nhằm tạo ra sự khác biệt, đáp ứng sự cạnh tranh và duy trì sự tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
Sáu là, Hoàn thiện một số chức năng trong công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự trong thời gian tới.
3.4 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai
Căn cứ vào phân tích tác động của các yếu tố môi trường, căn cứ vào hiện trạng nguồn nhân lực, công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai, định hướng và chiến lược kinh doanh của VNPT Đồng Nai đến năm 2020, để giải quyết các tồn tại về công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai được nêu tại Mục 2.2.5.2 tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
3.4.1 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và kỹ năng của cán bộ phụ trách công tác QTNNL
Nâng cao nhận thức của Lãnh đạo, cán bộ quản lý của VNPT Đồng Nai về vai trò, ý nghĩa công tác quản trị nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt để hoàn thiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị, bởi vì cấp Lãnh đạo, cán bộ quản lý của VNPT Đồng Nai chính là những người ra quyết định và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp một cách toàn diện nhất trong tất cả các phòng ban, bộ phận. Việc nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng của Lãnh đạo, cán bộ quản lý của VNPT Đồng Nai về công tác quản trị nguồn nhân lực cần chú ý đến những nguyên tắc sau đây:
Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý của VNPT Đồng Nai có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực để tạo nên sự khác biệt to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người, hướng đến thành công chung của toàn đơn vị. Trong đó, Trưởng các đơn vị cơ sở cần lưu tâm quan sát đến diễn biến tâm lý nhân viên, thông cảm với nhu cầu, nguyện vọng của họ để thống nhất mục đích, lợi ích của nhân viên với mục đích, lợi ích của tổ chức.
Ban giám đốc VNPT Đồng Nai, Trưởng các đơn vị cơ sở phải am hiểu sâu về các kỹ năng cần thiết trong quản lý nhân sự để tạo một môi trường làm việc thân thiện, công bằng và cạnh tranh lành mạnh, trong đó người làm công tác quản lý phát huy vai trò của mình, phối hợp tốt với đồng nghiệp để giúp đỡ nhau cùng gắn kết vì lợi ích lâu dài của VNPT Đồng Nai.
Trong các cuộc họp sơ kết từng quý, hội nghị 6 tháng đầu năm, tổng kết năm công tác, Giám đốc VNPT Đồng Nai cần trình bày quán triệt công tác tư tưởng trong
đó thông tin đến toàn thể cán bộ chủ chốt: về tình hình thực tế tại đơn vị, những cơ hội , thuận lợi và thách thức của môi trường mà VNPT Đồng Nai đang đối mặt cũng như những định hướng, mục tiêu, chiến lược và các giải pháp phát triển trong thời gian tới. Xây dựng và công khai các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, đánh giá kết quả thực hiện công việc, các tiêu chuẩn về khen thưởng, qui hoạch, đề bạt một cách rõ ràng, nhất quán để khuyến khích nhân viên yên tâm phát huy năng lực bản thân mà không sợ bị chèn ép, trù dập.
3.4.2 Một số giải pháp thu hút nguồn nhân lực
3.4.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực. -Xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực -Xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực
Từ các hoạt động hoạch định nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược kinh doanh của VNPT Đồng Nai, là cơ sở để tiến hành thực hiện nội dung các chức năng quản trị nguồn nhân lực.
VNPT Đồng Nai hoạt động theo kế hoạch và vốn được Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam giao, là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian bao cấp quá lâu nên chiến lược kinh doanh của VNPT Đồng Nai lúc bấy giờ hầu như không được quan tâm. Chính vì chưa có chiến lược kinh doanh một cách rõ ràng nên chiến lược nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai hầu như cũng chưa được quan tâm xây dựng. Nguồn lực của VNPT Đồng Nai chỉ cần đáp ứng được kế hoạch do Nhà nước giao là đủ, mặt khác nhu cầu tuyển dụng các vị trí để hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu là xuất phát từ nguồn lực bên trong n ộ i b ộ của VNPT Đồng Nai. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, VNPT Đồng Nai chỉ đơn thuần hoạt động một cách cứng nhắc và không quan tâm đến mục tiêu cũng như các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực.
Trong hội nghị tổng kết kế hoạch năm 2012 và triển khai chương trình công tác 2013, VNPT Đồng Nai đã đưa ra chiến lược xây dựng mạng lưới phân phối dịch vụ băng rộng, di động đến tận tay khách hàng. Từ đó VNPT Đồng Nai thực hiện chiến lược nguồn nhân lực với các nội dung chính :
Một là, Chuyển 30 % nhân viên đang công tác trong lĩnh vực kỹ thuật: 112 nhân viên sang làm công tác kinh doanh bán hàng cho giai đoạn 2013-2015 và 20% nhân
viên kỹ thuật khoảng 52 nhân sự , cho giai đoạn 2015-2020;
Hai là, Cơ cấu giảm nhân sự đang đảm nhiệm khai thác vận hành hệ thống tổng đài Neax61sigma sang phục vụ khai thác vận hành bảo dưỡng hệ thống Trạm thu phát sóng BTS Vinaphone; hệ thống thiết bị băng rộng IP-DSLAM theo lộ trình 20% cho giai đoạn 2013-2015 và 30 % cho giai đoạn 2015-2020.
Ba là, Tổ chức đào tạo lực lượng CBCNV làm công tác kinh doanh, nâng cao năng lực nghiệp vụ kinh doanh bán hàng (băng rộng và di động).
Bốn là, Thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao công tác quản trị kinh doanh, tài chính cho cán bộ chủ chốt đang làm công tác quản lý và đào tạo dài hạn đối với cán bộ đã qui hoạch nguồn.
Năm là, Thực hiện chính sách từng bước cắt giảm dôi dư nguồn nhân sự hiện tại -thay thế lao động mới nhằm mục tiêu thay đổi vể chất cho nguồn nhân lực, tăng năng lực cạnh tranh.
Quá trình triển khai thực hiện phải căn cứ theo định hƣớng sau:
Xây dựng bảng tiêu chuẩn công việc kinh doanh, bán hàng cụ thể để lựa chọn nhân sự làm công tác kinh doanh, rà soát nguồn lực đang công tác lĩnh vực kỹ thuật, đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chí làm kinh doanh.
Xây dựng tiêu chí, yếu tố và có chính sách khuyến khích để sàng lọc nhân sự nhằm thực hiện giảm người chưa đạt và giữ người tài giỏi, bảo đảm nguyên tắc thay đổi về chất nhưng tránh mất nguồn nhân lực có chất xám.
Giữ vững nguyên tắc nhân lực kỹ thuật phải tập trung và nhân sự kinh doanh thì phân tán bám sát địa bàn, dưới sự hỗ trợ tích cực của hệ thống tự động giám sát từ xa.
-Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực
Nhiệm vụ quan trọng của công tác hoạt định nguồn nhân lực là nhằm dự báo sự phát triển nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai trong tương lai gần, với các nội dung như: cơ cấu trình độ, giới tính, cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp, kinh doanh, kỹ thuật, cải thiện chất lượng lao động, đào tạo chuyên môn cho nguồn nhân lực...
Giải pháp 1: Từ chiến lƣợc nguồn nhân lực ta xác định nhu cầu về nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai.
Căn cứ vào chiến lược sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Nai đến năm 2020, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực VNPT Đồng Nai đến năm 2020, từ chiến lược nguồn nhân lực ta dự báo nhu cầu về nhân sự trên cơ sở nhiều yếu tố như thực trạng nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai, kế hoạch Marketing, Bán hàng, Kế hoạch tài chính v.v... Các chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và khả năng thích ứng của VNPT Đồng Nai trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình mà đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn 2013-