Đặc điểm của dịch vụ ngành viễn thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại VNPT đồng nai (Trang 25)

9. Kết cấu đề tài

1.4.1.1 Đặc điểm của dịch vụ ngành viễn thông

Đặc điểm quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ viễn thông là tin tức được truyền đưa dưới dạng vô hình. Sản phẩm ngành viễn thông là hiệu quả có ích của quá trình truyền đi tin tức từ người gửi đến người nhận. Giá trị của sản phẩm cũng được tính thông qua hiệu quả của quá trình truyền đưa thông tin tới người tiêu dùng trực tiếp.

Là sản phẩm thiết yếu vì mạng truyền thông giữ vai trò là cầu nối thông tin giữa các vùng khác nhau khi không có điều kiện gặp mặt trực tiếp. Dù là trong thời điểm chiến tranh hay là hòa bình thì ngành Viễn thông luôn giữ một vị trí quan trọng vì nó giữ cho mạng thông tin được liên lạc.

1.4.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành viễn thông

Một trong những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh ngành viễn thông là tính đồng bộ về tổ chức sản xuất và bố trí lao động trong toàn mạng. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành được tổ chức đồng bộ từ trên xuống dưới trên cơ sở kết nối mạng, bố trí lao động trên toàn mạng.

Do chất lượng sản phẩm đối với sản xuất viễn thông là vấn đề quan trọng nhất, nó quyết định tất cả sự sống còn của ngành. Tin tức có giá trị sử dụng của nó, tin tức được đòi hỏi truyền đưa kịp thời nguyên vẹn nội dung đến đúng người nhận tin.

1.4.2 Các đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ngành Viễn thông.

-Về mặt bằng kiến thức: do hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên đòi hỏi cán bộ ngành Viễn thông có kiến thức, am hiểu đặc thù sản xuất ngành dịch vụ; hiểu biết về công nghệ, nghệ thuật chăm sóc khách hàng.

- Về năng lực: có sức khoẻ, nhạy bén, sáng tạo và tuân thủ nghiêm ngặt qui trình chất lượng dịch vụ.

- Về trình độ chuyên môn: đòi hỏi phải chuyên môn cao, nắm bắt kỹ thuật công nghệ tổng đài, truyền dẫn, di động, băng rộng, IP…

- Về phong cách: do có một lượng lớn CBCNV tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên phong cách chững chạc, gần gũi và chắc chắn trong công việc để tạo niềm tin từ khách hàng.

- Về số lượng: ngành Viễn thông có thời kỳ phát triển vượt bậc từ năm 1992- 2008 do đó đã tuyển dụng một lượng lao động rất lớn và hiện nay tuổi đã lớn.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày :

Khái quát cơ sở lý thuyết các chức năng của quản trị nguồn nhân lực và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực .

Các yếu tố môi trường tác động ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Trình bày đặc điểm sản phẩm dịch vụ, công tác sản xuất của ngành viễn thông từ đó nêu được đặc điểm của nhân lực phục vụ ngành Viễn thông.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VNPT ĐỒNG NAI 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển VNPT Đồng Nai

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (viết tắt là VNPT) là công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, theo Quyết định số 955/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm vụ:

Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VNPT và vốn của VNPT đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.

Phát triển thành Tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, trong đó viễn thông và công nghệ thông tin là các ngành, nghề kinh doanh chính.

Ngành, nghề kinh doanh:

- Ngành, nghề kinh doanh chính:

Dịch vụ và sản phẩm viễn thông; Truyền thông, công nghệ thông tin -Ngành, nghề kinh doanh có liên quan:

Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.

Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông;

2.1.2 Lịch sử hình thành VNPT Đồng Nai

Viễn thông Đồng Nai là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo quyết định số: 616/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT).

- Tên viết tắt :VNPT Đồng Nai

- Địa chỉ : 61 Nguyễn Văn Trị-Phường Hòa Bình-Biên Hòa-tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại: 0613.842916

- Fax : 0613.824840.

2.1.3 Các giai đoạn phát triển

Từ năm 1976 đến năm 1985: Đây là thời kỳ rất khó khăn cho Viễn thông Đồng Nai bởi sự trì tệ của cơ chế bao cấp. Cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu.

Từ năm 1986 đến năm 1992: Thực hiện giai đoạn đổi mới hiện đại hóa mạng lưới. Vào ngày 12/12/1992 Viễn thông Đồng nai đưa vào hòa mạng tổng đài kỹ thuật số Line UT với dung lượng 3000 số ,đây là bước ngoặc quan trọng.

Từ năm 1993 đến năm 2000: Viễn thông Đồng Nai thực hiện chiến lược tăng tốc và hiện đại hóa mạng lưới, Tổng Đài Neax61sigma được đưa vào hòa mạng, nhiều loại hình dịch vụ ra đời, chất lượng phục vụ ngày càng cao.

Từ năm 2001 đến 2008: Viễn thông Đồng Nai tập trung đổi mới mô hình tổ chức, từng bước đồng bộ về thiết bị tổng đài truyền dẫn, chuyển mạnh….

Từ năm 2008 đến nay: Viễn thông Đồng Nai đã thay đổi mô hình tổ chức; thành lập các Trung Tâm trực thuộc.

2.1.4 Giới thiệu về VNPT Đồng Nai 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức

Giám đốc Viễn thông tỉnh

Trung tâm dịch vụ khách hàng P.giám đốc P h ò n g T C L Đ T L P h ò n g Đ T X D C B P h ò n g K H K D P h ò n g H C Q T P h ò n g M D V P h ò n g T C - T K K T

Trung tâm tin học

Trung tâm viễn thông 1,2,3,4,5

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức VNPT Đồng Nai.

Hình 2.2 : Trụ sở làm việc của VNPT Đồng Nai.

2.1.4.2 Sản phẩm của doanh nghiệp

Bảng 2.1: Các sản phẩm dịch vụ của VNPT Đồng Nai.

( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh VNPT Đồng Nai )

2.1.4.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Giai đoạn 2008-2012 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,. Trong bối cảnh đó, toàn thể cán bộ công nhân viên Viễn Thông Đồng Nai đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức và đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Viễn Thông Đồng Nai 2008-2012.

(

( Nguồn : Báo cáo kết quả SXKD các năm 2008-2012 của VNPT Đồng Nai.)

Dòng dịch vụ Cung cấp dịch vụ

Điện thoại cố định Dịch vụ nội hạt và các dịch vụ gia tăng của tổng đài điện tử

Vô tuyến Di động Vinaphone, Mobilphone, Gphone, Ezcom Internet MegaVNN, FiberVNN

Truyền số liệu Kênh thuê riêng

Thẻ điện thọai Thẻ viễn thông trả trước: Vinacard, thẻ 1719, 1717

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Doanh thu Tỷ đồng 1000 1200 1250 1400 1500

Lợi nhuận Tỷ đồng 80 85 90 95 98

Nộp ngân sách Tỷ đồng 45 50 52 60 65

Thuê bao trên mạng

Nghìn thuê bao

( Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai )

Hình 2.3: Doanh thu và lợi nhuận các năm 2008-2012

Đánh giá những kết quả đã đạt được:

Trong bối cảnh nền kinh tế giai đoạn 2008-2012 gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lỗ, thậm chí phá sản.., Viễn Thông Đồng Nai vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng doanh thu ở mức khá, nộp ngân sách nhà nước luôn vượt kế hoạch đề ra.

Viễn Thông Đồng Nai vẫn là doanh nghiệp chủ lực cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng VT-CNTT, bao gồm Di động, Internet băng rộng có dây và không dây, cung cấp kênh truyền dẫn…,

Mạng lưới của Viễn Thông Đồng Nai được liên tục đầu tư mở rộng, theo sát trình độ phát triển kỹ thuật, công nghệ của thế giới, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Viễn Thông Đồng Nai đổi mới, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của các đơn vị cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh doanh trên từng địa bàn; xây dựng cơ chế quản lý kinh tế nội bộ .

2.1.4.4 Định hƣớng kinh doanh

- Sứ mệnh: VNPT Đồng Nai quyết tâm thực hiện “ Làm cho khách hàng thỏa mãn-chính quyền an tâm và đời sống cán bộ công nhân viên phát triển bền vững”.

- Định hƣớng kinh doanh 2013-2020:

+Tập trung xây dựng hệ thống bán lẽ đến từng ấp, khu phố và đầu tư hệ thống giao dịch Viễn thông dọc theo các trung tâm huyện thị .

( Nguồn: Phòng KHKD-VNPT Đồng Nai )

Hình 2.4: Sứ mệnh của VNPT Đồng Nai. 2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực

2.2.1 Hiện trạng nguồn nhân lực.

Viễn thông Đồng Nai đã có những thời kỳ phát triển bùng nổ, nguồn nhân lực được cấp tốc đào tạo từ nhiều nguồn và với nhiều hình thức, do đó nguồn nhân lực của Viễn thông Đồng Nai còn nhiều bất cập về cơ cấu, trình độ chuyên môn và giới tính… Trong tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay Viễn thông Đồng Nai đang bố trí, sắp xếp lại lao động theo tình hình phát triển kỹ thuật công nghệ và phù hợp xu hướng của ngành dịch vụ, xu thế của thị trường.

2.2.1.1 Số lƣợng lao động

Bảng 2.3: Số lƣợng lao động theo các năm 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Lao động 600 640 630 610 600

( Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai )

Hình 2.5 : Số lƣợng lao động từ năm 2008-2012

Nhận xét: Từ năm 2008, theo quyết định của chính phủ tách hạ tầng và nguồn lực Viễn thông ra từ Bưu điện tỉnh Đồng Nai thành lập Viễn thông Đồng Nai với tổng số 600 lao động, tính đến ngày 31/12/2012 thì số lượng nhân sự đã có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm, phản ánh đúng tình hình thị sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Nai đang gặp nhiều khó khăn trước tình hình cạnh tranh rất gây gắt.

2.2.1.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính

Bảng 2.4: Cơ cấu theo độ tuổi và giới tính, tính đến tháng 12/2012.

(Nguồn: Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai.) Nhóm tuổi Giới tính Tổng số Nam Nữ Dưới 25 70 30 100 Từ 26-35 140 25 165 Từ 36-45 150 40 190 Trên 45 100 45 145 Tổng số 460 140 600

(Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai )

Hình 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính, tính đến 12/2012

(Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)

Hình 2.7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi, tính đến 12/2012 Nhận xét:

- Theo bảng số liệu cho thấy số lượng lao động từ 36-45 chiếm 32%, số lượng lao động trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ : 24 %, cho thấy số lao động lớn tuổi chiếm tỷ trọng cao. Theo đặc điểm của ngành đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải nhanh nhạy nắm bắt công nghệ và tự tổ chức công tác bảo dưỡng khai thác mạng lưới đòi hỏi nhiều sức

khoẻ, thì hiện nay với nguồn lực này VNPT Đồng Nai sẽ gặp nhiều khó khăn trong bố trí sắp xếp.

- Cơ cấu lao động theo giới tính, Nam giới chiếm 77%, hầu hết phục vụ công tác trực điều hành, vận hành, khai thác, ứng cứu xử lý hệ thống Tổng Đài chuyển mạch, Trạm BTS Vinaphone, hệ thống IP DSLAM; Công tác bảo dưỡng mạng ngoại vị …trên toàn mạng lưới, trong tình hình công nghệ kỹ thuật ngày càng tích hợp, do đó VNPT Đồng Nai cần sàng lọc bố trí công việc hợp lý.

2.2.1.3 Cơ cấu lao động theo chức năng và trình độ.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo chức năng và trình độ, tính đến tháng 12/2012.

STT Các đơn vị Sau đại học Đại học Trung cấp Sơ cấp PTTH Tổng cộng 1 Khối quản lý 4 12 16 2 Phòng đầu tư xây dựng 14 5 19 3 Phòng mạng dịch vụ 1 16 2 19 4 Phòng TC-KT 17 4 21 5 Phòng THHCQT 8 5 10 6 29 6 Phòng KHKD 1 12 5 18 7 Phòng TCLĐTL 8 6 14 8 Khối kỹ thuật 51 213 109 373

9 Khối kinh doanh 3 23 42 23 91

Tổng cộng 9 161 282 142 6 600

(Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)

Hình 2.8: Cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp, tính đến 12/2012

(Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)

Hình 2.9: Cơ cấu lao động khối kinh doanh và kỹ thuật, tính đến 12/2012 Nhận xét qua bảng và các hình cho thấy thực trạng:

- Tổng số lao động gián tiếp sản xuất: 136 lao động

- Tổng số lao động trực tiếp sản xuất: 464 lao động + Số lượng lao động khối kỹ thuật: 373 lao động

Trước sự thay đổi nhu cầu thị hiếu khách hàng và công nghệ kỹ thuật viễn thông liên tục biến đổi, hệ thống giám sát tự động được đưa vào mạng lưới, cho thấy các tỷ lệ trên chưa thật hợp lý, VNPT Đồng Nai cần phải sắp xếp bố trí lại:

+Trong đó giảm khối lao động làm công tác quản lý – tham gia lao động gián tiếp để bố trí tăng khối lao động trực tiếp.

+Tổ chức đào tạo nghiệp vụ kinh doanh để VNPT Đồng Nai có thể bố trí nguồn lực khối kỹ thuật sang phục vụ lĩnh vực kinh doanh trong thời gian tới.

2.2.1.4 Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác.

(Nguồn : Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai.)

(Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)

Hình 2.10: Cơ cấu lao động thâm niên công tác, tính đến 12/2012. Nhận xét: Số lượng CNV có thâm niên công tác dưới 5 năm là 130 người chiếm tỷ lệ 22% ; thâm niên từ 5-15 năm là 220 người chiếm 36% , trên 15 năm là 250 người

Thời gian làm việc < 5 năm 5-15 năm >15 năm

Số lao động 130 220 250

chiếm tỷ lệ 42% chiếm tỷ lệ rất cao, cho thấy lực lượng cán bộ của VNPT Đồng Nai đã lớn tuổi, trước sự biến đổi của công nghệ viễn thông thì kinh nghiệm không phải là yếu tố quyết định mà là khả năng cập nhật kịp thời kiến thức kỹ thuật công nghệ mới của nhân viên là yếu tố quyết định, do đó với cơ cấu này là một thách thức to lớn đối với VNPT Đồng Nai trong thời gian tới.

2.2.1.5 Biến động nhân sự

Bảng 2.7: Số lƣợng lao động biến động theo các năm 2008-2012.

(Nguồn : Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai.)

(Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)

Hình 2.11: Tình hình biến động lao động của công ty, tính đến 12/2012 Nhận xét: Trong giai đoạn 2010-2012 nhân viên biến động giảm, nhân viên đã có hiện tượng nghĩ việc, qua phân tích tìm hiểu nguyên nhân thì cho thấy nhiều doanh nghiệp Viễn thông mở rộng mạng lưới tại Tỉnh Đồng Nai, cần một lực lượng lớn lao động để triển khai các dự án, nên tổ chức tuyển mộ nguồn lực kỹ thuật mà chủ yếu là thu hút nguồn có sẵn từ VNPT Đồng Nai, với các chính sách đãi ngộ hấp dẫn đã lôi kéo một lực lượng lao động kỹ thuật cao, điều này rất đáng lo ngại, việc cắt giảm bớt

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Nhân viên mới 30 10 7 10 15

nhân sự là xu hướng đúng nhưng Viễn thông Đồng Nai nên có chính sách để giữ người giỏi, điều chỉnh nhân sự không đáp ứng yêu cầu của công việc .

2.2.2 Phân tích thực trạng thu hút nguồn nhân lực 2.2.2.1 Công tác hoạch định nguồn nhân lực 2.2.2.1 Công tác hoạch định nguồn nhân lực

VNPT Đồng Nai trong 2008-2010 hoạt động theo chỉ tiêu, kế hoạch được Tập đoàn VNPT giao, nên mục tiêu đề ra là hoàn thành nhiệm vụ được giao là chính. Do đó, việc công tác hoạch định nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ chỉ đơn thuần là những tính toán trên cơ sở kế hoạch được phân công công việc, không có chiến lược nguồn nhân lực một cách cụ thể.

Từ khi thị trường viễn thông có nhiều Doanh nghiệp cùng khai thác, thì công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai đã có những bước cải tiến đáng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại VNPT đồng nai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)