9. Kết cấu đề tài
2.2.3.2 Công tác đào tạo
Trong những năm qua ngoài việc cố gắng thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã và đang chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tạo điều kiện cho người lao động đi học và thi tuyển nâng bậc, nâng lương. Sau đây là các số liệu chính về công tác đào tạo qua các năm 2008 – 2012.
- Tình hình thực hiện chi phí đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ:
Bảng 2.9: Bảng thống kê chi phí đào tạo qua các năm 2008 – 2012
Tiêu chí Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Doanh thu Tỷ đồng 1000 1200 1250 1400 1500 Tổng chi phí đào tạo Triệu đồng 520 560 680 730 850 Lao động Người 600 640 630 610 600 Chi phí đào tạo/người Triệu đồng 0.8667 0.875 1.0794 1.1967 1.4167 (Nguồn : Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)
-Tình hình thực hiện đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ:
Bảng 2.10: Bảng thống kê thực hiện chƣơng trình đào tạo từ năm 2008 – 2012
2008 2009 2010 2011 2012
TT Chương trình
đào tạo Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
1 Ngắn hạn 200 240 250 260 300 2 Sơ cấp 25 12 8 5 1 3 Trung cấp 30 25 18 10 5 4 Đại học 8 12 18 20 26 5 Sau đại học 0 1 1 1 2 Tổng (người ) 263 290 295 296 334 (Nguồn : Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)
-Đào tạo ngắn hạn: hằng năm đơn vị thường tổ chức các lớp học về kỷ năng chăm sóc khách hàng, kinh doanh tiếp thị, kỷ năng bán hàng , công tác xử lý sự cố, tập huấn các dịch mới đây là loại hình phổ biến của đơn vị. Sau mỗi khóa học đều được cấp giấy chứng nhận.
-Đào tạo sơ cấp: nhằm mục tiêu chuẩn hóa trình độ CBCNV, do lịch sử để lại một số CBCNV chưa qua các khóa đào tạo và định hướng sắp xếp bố trí lại công việc phù hợp.
-Đào tạo trung cấp và Đại học: Hằng năm căn cứ vào danh sách qui hoạch và định hướng của tập đoàn, bố trí CBCNV đi học tại Trung Tâm Đào Tạo Bưu Chính Viễn thông 2 hoặc Học viện Bưu chính Viễn Thông cơ sở 2 , nhằm nâng cao trình độ của CBCNV.
-Đào tạo sau đại học: Số lượng NV đi học rất ít vì đa số dành cho cấp cán bộ làm công tác quản lý, được bố trí vị trí mới hoặc nâng cao kiến thức phục vụ công việc quản lý.
Bảng 2.11: Bảng đánh giá về công tác đào tạo nguồn nhân lực
( Nguồn : Trích từ phụ lục 3”kết quả khảo sát CBCNV, T5/2013). Qua kết quả khảo sát ý kiến của CBCNV về công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhận thấy:
Khi được hỏi “CB NV được tham gia các khóa đào tạo để phát triển nghiệp vụ - chuyên môn trong công việc “, có 18 người rất không đồng ý chiếm 12%, 21 người không đồng ý chiếm 14%, 25 người trung lập chiếm 16,7%, Có 41 người đồng ý chiếm 27,3%, 45 người rất đồng ý chiếm 30%, Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 3,49.
Khi được hỏi: “CBNV được hỗ trợ chi phí khi tự đào tạo”, có 2 người rất không đồng ý chiếm 1,3%, 82 người không đồng ý chiếm 54,7% ,45 người trung lập chiếm 30%, Có 19 người đồng ý chiếm 12,7 %, 2 người rất đồng ý chiếm 1,3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 2,58.
Khi được hỏi “Chương trình đào tạo bám sát thực tế, cung cấp đầy đủ kiến thức cho công việc”, có 19 người rất không đồng ý chiếm 12,7%, 52 người không đồng ý
Số mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
CB NV được tham gia các khóa đào tạo để phát
triển nghiệp vụ-chuyên môn trong công việc. 150 1 5 3,49 1,365 CBNV được hỗ trợ chi phí khi tự đào tạo. 150 1 5 2,58 0,780 Chương trình đào tạo bám sát thực tế , cung cấp
đầy đủ kiến thức cho công việc 150 1 5 2,76 1,163 Hình thức đào tạo đa dạng 150 1 5 2,55 1,121 Công tác đánh giá kết quả sau đào tạo được thực
hiện tốt. 150 1 5 2,52 1,174
Công tác đào tạo tại chỗ do nhân viên quản lý
cấp cao là thiết thực,hiệu quả. 150 1 5 3,55 1,373
chiếm 34,7%, 39 người trung lập chiếm 26%, 26 người đồng ý chiếm tỷ lệ 17,3% và 14 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 9,3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 2,76.
Khi được hỏi : “Hình thức đào tạo đa dạng “, có 23 người rất không đồng ý chiếm 15,3%, 60 người không đồng ý chiếm 40%, 41 người trung lập chiếm 27,3%, 13 người đồng ý chiếm tỷ lệ 8,7 % và 13 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 8,7%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 2,55.
Khi được hỏi “Công tác đánh giá kết quả sau đào tạo được thực hiện tốt“, có 32 người rất không đồng ý chiếm 21,3%, 48 người không đồng ý chiếm 32%, 42 người trung lập chiếm 28%, 16 người đồng ý chiếm tỷ lệ 10,7% và 12 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 8%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 2,52.
Khi được hỏi: “Công tác đào tạo tại chỗ do nhân viên quản lý cấp cao là thiết thực, hiệu quả “, đa số ý kiến là đồng ý, cụ thể 49 người đồng ý chiếm tỷ lệ 32,7% và 46 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 30,7%, có 18 người rất không đồng ý chiếm 12%, 22 người không đồng ý chiếm 14,7%, 15 người trung lập chiếm 10%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 3,55.
Qua kết quả khảo sát ý kiến của 150 CBCNV về công tác đào tạo cho thấy công tác đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu, đã tổ chức nhiều khóa đào tạo với nhiều hình thức đào tạo, có nhiều lượt người tham gia càng ngày càng tăng, có bố trí kế hoạch chi phí dành cho đào tạo năm sau cao hơn năm trước, có tính toán các lớp nâng cao kiến thức cho khối quản lý nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại cần khắc phục:
- Chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn và thiếu qui trình đào tạo bài bản để chuẩn bị nguồn nhân lực có tầm chiến lược lâu dài, hiện tại công tác đào tạo chỉ có tính ngắn hạn.
- Công ty chưa bố trí những cán bộ quản lý có kinh nghiệm đứng lớp truyền đạt kinh nghiệm, nghiệp vụ cho CBCNV bên dưới, chưa có chính sách khuyến khích CBCNV tự đi học.
- VNPT Đồng Nai cần khảo sát kỹ nội dung nhu cầu cần đào tạo, tính toán xu hướng công nghệ, xu thế khách hàng để chọn lựa chương trình nội dung đào tạo sát thực tế, tính thiết thực của của nội dung còn thấp.
- Tổ chức đào tạo còn mang nặng tính hành chánh, công tác phối hợp với Học viện BCVT2 chưa chặt chẻ, chọn lựa đối tượng đi học chưa chuẩn, tiêu chí rỏ ràng, còn nể nang tình cảm….
- Chưa tổ chức đánh giá hiệu quả của mỗi chương trình đào tạo, nhằm ràng buộc trách nhiệm của học viên cũng như đúc kết kinh nghiệm tổ chức.
2.2.4 Phân tích thực trạng thực hiện chức năng duy trì phát triển NNL 2.2.4.1 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên
Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên thực hiện hằng tháng thông qua việc chấm điểm thi đua ABC, với các bước như sau:
Các bước thực hiện
Tổ chức triển khai thực hiện bảng chấm thi đua của hội
đồng lương Hội đồng lương họp nhân xét-kết luận Trưởng các phòng chức năng quản lý Các phòng chức năng quản lý
kiểm tra kêt quả thực hiện kế hoạch,chương trình trong tháng
Phòng TCLĐTL tổng hợp kết quả thi đua
Trưởng các đơn vị cơ sở Các đơn vị tổ chức họp xét chất lượng cuối tháng Bước 1 Đơn vị thực hiện Quy trình thực hiện Bước 2 Bước 5 Bước 4 Bước 3 Trưởng phòng tổ chức lao động tiền lương Hội đồng lương Phòng TCLĐTL; Phòng TCKT (Nguồn Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)
Hình 2.14 : Đánh giá về kết quả thực hiện công việc của nhân viên . -Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hằng tháng nhƣ sau:
+Thuê bao thực tăng đạt từ 110% đến dưới 120% Điểm cộng 5 + Thuê bao thực tăng đạt từ 100% đến dưới 110% Điểm cộng 2 + Thuê bao thực tăng đạt từ 98% đến dưới 100% Điểm trừ -1 + Thuê bao thực tăng đạt từ 95% đến dưới 98% Điểm trừ -3 + Thuê bao thực tăng đạt từ 90% đến dưới 95% Điểm trừ -5 + Thuê bao thực tăng đạt dưới 90% Điểm trừ -7
2/ Chỉ tiêu bán hàng hóa:
+ Doanh thu bán hàng hóa đạt từ 120% Điểm cộng 5 + Doanh thu bán hàng hóa đạt từ 110% đến dưới 120% Điểm cộng 3 +Doanh thu bán hàng hóa đạt từ 100% đến dưới 110% Điểm trừ 1 +Doanh thu bán hàng hóa đạt 100% Điểm trừ 0 +Doanh thu bán hàng hóa đạt từ 95% đến dưới 100% Điểm trừ - 2 + Doanh thu bán hàng hóa đạt từ 90% đến dưới 95% Điểm trừ - 3 + Doanh thu bán hàng hóa đạt dưới 90% Điểm trừ - 4
3/ Chỉ tiêu thu nợ dây dƣa, khó đòi:
+ Tỷ lệ thu nợ khó đòi đạt từ 1,7% trở lên Điểm cộng 5 + Tỷ lệ thu nợ khó đòi đạt từ 1,6 % đến dưới 1,7% Điểm cộng 2 + Tỷ lệ thu nợ khó đòi đạt từ 1,5% đến dưới 1,6% Điểm trừ 0 + Tỷ lệ thu nợ khó đòi đạt từ 1% đến dưới 1,5% Điểm trừ - 1 + Tỷ lệ thu nợ khó đòi đạt dưới 1% Điểm trừ - 2
4/ Chỉ tiêu xử lý điều hành:
+ Mất liên lạc > 30 phút Điểm trừ -10
+ Mất liên lạc > 60 phút Điểm trừ -15
Bảng 2.12: Bảng điểm xét thi đua hằng tháng. Tập thể đạt số điểm Tập thể đạt
mức
Tỷ lệ % số lao động đạt chất lƣợng A, B
- Đạt từ 109 điểm đến dưới 110 điểm A4 90% A - Đạt từ 105 điểm đến dưới 109 điểm A3 70% A - Đạt từ 100 điểm đến dưới 105 điểm A2 50% A - Đạt từ 96 điểm đến dưới 100 điểm A1 100 % Ao - Đạt từ 94 điểm đến dưới 96 điểm B1 30% B - Đạt từ 91 điểm đến dưới 94 điểm B2 50% B - Đạt từ 90 điểm đến dưới 91 điểm B3 70% B - Đạt từ 85 điểm đến dưới 90 điểm B4 90% B
(Nguồn: Phòng TCLĐTL-VNPT Đồng Nai)
- Đối với những tập thể đạt chất lượng loại B thì Các Trưởng, phó đơn vị cơ sở phải chịu trách nhiệm liên đới tương đương với chất lượng đơn vị mình quản lý.
Nhận xét về công tác đánh giá công việc:
+ Ƣu điểm: trình tự thủ tục nhanh, đáp ứng nhu cầu thực tế của các đơn vị trong ngắn hạn
+ Khuyết điểm: các tiêu chí đánh giá chưa sát với tình hình kinh doanh trong thời điểm cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Bảng 2.13: Khảo sát đánh giá về kết quả thực hiện công việc của nhân viên Số mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Đánh giá nhân viên công bằng, chính xác. 150 1 5 2,68 1,038 Công tác đánh giá được lãnh đạo quan tâm và
thực hiện thường xuyên . 150 1 5 2,77 1,089 Việc đánh giá giúp nhân viên có kế hoạch rõ
ràng cho việc phát triển nghề nghiệp. 150 1 5 3,60 1,147 Việc đánh giá giúp nhân viên nâng cao chất
lượng thực hiện công việc. 150 1 5 3,77 0,984 Anh/chị hài lòng với với phương pháp đánh giá
hiện nay của công ty. 150 1 5 2,75 1,249
Số người trả lời câu hỏi 150
( Nguồn : Trích từ phụ lục 3”kết quả khảo sát CBCNV, T5/2013).
-Khi được hỏi: “Đánh giá nhân viên công bằng, chính xác “, có 14 người rất không đồng ý chiếm 9,3 %, 58 người không đồng ý chiếm 38,7%, 52 người trung lập chiếm 34,7%, 14 người đồng ý chiếm tỷ lệ 9,3% và 12 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 8%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 2,68.
Khi được hỏi “Công tác đánh giá được lãnh đạo quan tâm và thực hiện thường xuyên “, có 10 người rất không đồng ý chiếm 6,7%, 69 người không đồng ý chiếm 46 %, 28 người trung lập chiếm 18,7%, 32 người đồng ý chiếm tỷ lệ 21,3% và 11 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 7,3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 2,77.
Khi được hỏi: “Việc đánh giá giúp nhân viên có kế hoạch rõ ràng cho việc phát triển nghề nghiệp“, có 8 người rất không đồng ý chiếm 5,3%, 19 người không đồng ý chiếm 12,7%, 35 người trung lập chiếm 23,3%, 51 người đồng ý chiếm tỷ lệ 34% và 37 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 24,7%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 3,6.
Khi được hỏi “Việc đánh giá giúp nhân viên nâng cao chất lượng thực hiện công việc“, có 3 người rất không đồng ý chiếm 2%, 12 người không đồng ý chiếm 8%, 39
người trung lập chiếm 26%, 58 người đồng ý chiếm tỷ lệ 38,7% và 38 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 25,3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 3,77.
Khi được hỏi : “Anh/chị hài lòng với với phương pháp đánh giá hiện nay của công ty “, có 25 người rất không đồng ý chiếm 16,7%, 48 người không đồng ý chiếm 32%, 34 người trung lập chiếm 22,7%, 26 người đồng ý chiếm tỷ lệ 17,3% và 17 người rất đồng ý chiếm tỷ lệ 11,3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình là 2,75.
Qua kết quả khảo sát ý kiến của 150 CBCNV về công tác đánh giá nhân viên cho thấy công tác đánh giá nhân viên đã giúp nhân viên nâng cao tính chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể hơn và nâng cao hiệu quả triển khai khi thực hiện công việc nhưng bên cạnh đó có một số hạn chế cần khắc phục:
- Lãnh đạo cần chú trọng việc giám sát thực hiện công tác đánh giá, rà soát cải thiện các tiêu chí, xây dựng thành qui trình cụ thể để vận dụng, khách quan để tránh sự hiểu nhầm.
- Qua khảo sát đa số CBCNV chưa đồng ý với phương pháp đánh giá hiện nay vì các tiêu chí xét thi đua đang lạc hậu, chưa thay đổi phù hợp với thực tế, đó là quá xem trọng lực lượng kỹ thuật.
2.2.4.2 Động viên qua tiền lƣơng, phúc lợi
- Về thù lao lao động: hiện nay, thù lao của người lao động gồm hai khoản thù lao cơ bản, các khuyến khích và thù lao gián tiếp
+ Thù lao cơ bản: bao gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo lương. Tiền lương cơ bản tháng được xác định theo hệ số lương, mức lương tối thiểu của nghành. Trong thời gian qua để nâng cao tính cạnh tranh đơn vị đã tiến hành thực hiện chế độ lương khóan cho từng đơn vị cơ sở .
Các khoản phụ cấp như: chức vụ kiêm nhiệm, trách nhiệm, xa nhà, công việc có độc hại.
+Thù lao gián tiếp: là các phúc lợi được trả dưới dạng các hổ trợ cuộc sống của người lao động : được hưởng 100% lương trong các ngày nghỉ lễ, tết, phép năm, ốm thai sản, cưới hỏi, ...,
- Các khuyến khích: Những năm gần đây, quỹ lương được Hội đồng quản trị tập đoàn VNPT phê duyệt đơn giá tiền lương 0.22 trên lợi nhuận trước thuế chưa tính chi
phí lương. Dựa vào mức độ hoàn thành kế hoạch được giao, Viễn thông Đồng Nai được sử dụng quỹ tiền lương đó để chi thưởng cho cán bộ nhân viên tại đơn vị mình. Trung bình mỗi CBNV được chi thưởng bình quân từ 3 -5 tháng lương/năm nếu đơn vị hoàn thành kế họach năm.
- Chế độ đãi ngộ:
+ Ban Giám Đốc và các cấp Trưởng phòng, Trung tâm, Đài đều có bố trí phương tiện đi công tác và được hỗ trợ tiền điện thoại hàng tháng.
+ CBNV có đủ thời gian công tác từ 3 năm trở được Lãnh đạo Chuyên môn và Công đoàn bảo lãnh trong việc vay tiền từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để ổn định nhà cửa và phương tiện đi làm.
+ Ngoài ra, tất cả CBNV đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động. Bên cạnh đó, CBNV được hưởng các chế độ :