Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại VNPT đồng nai (Trang 81)

9. Kết cấu đề tài

3.4.3Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3.4.3.1 Giải pháp mô hình tổ chức phòng TCLĐTL

Qua khảo sát thực trạng cho thấy VNPT Đồng Nai có phòng TCLĐTL quản lý toàn bộ các công việc nhân sự : Tuyển dụng lao động, Giáo dục đào tạo, Lao động tiền lương và các chính sách chế độ, An toàn vệ sinh lao động, công tác bảo hộ lao động, thực hiện bảo hiểm xã hội, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ… Hiện tại cấp quản lý phòng TCLĐTL chỉ có Trưởng, Phó phòng.

Mô hình phòng tổ chức lao động tiền lƣơng hiện tại Giáo dục và đào tạo Phó phòng phụ trách chế độ chính sách Trưởng phòng Lao động tiền lương Tổ chức tuyển dụng Bảo hộ lao động bảo hiểm xã hội

Tác giả đề xuất điều chỉnh mô hình Phòng TCLĐTL như sau:

Xây dựng kế hoạch đào tạo

Phó phòng phụ trách chế độ chính sách Trưởng Phòng TCLĐTL Lao động tiền lương. Tổ chức thực

hiện đào tạo Hồ sơ thống kê

Phó phòng

phụ trách đào tạo và phát triển NNL

Tổ chức tuyển dụng

Hình 3.5: Mô hình tổ chức P.TCLĐTL .

(Nguồn: tác giả đề xuất)

3.4.3.2 Các chƣơng trình phát triển nghề nghiệp cho ngƣời lao động

- VNPT Đồng Nai cần thực hiện công tác phát triển nghề nghiệp một cách chính thức vì nó sẽ động viên, khuyến khích tốt hơn người lao động. VNPT Đồng Nai cần thực hiện hội thảo nghề nghiệp để người lao động thấy rõ những cơ hội nghề nghiệp và động viên lao động tự nhìn nhận về bản thân và cung cấp thông tin phản hồi từ người quản lý trực tiếp để họ hiểu rõ mình hơn, từ đó lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và

nêu rõ những yêu cầu hỗ trợ để nâng cao năng lực của mình nhằm đạt được yêu cầu của những vị trí công tác đó.

- VNPT Đồng Nai cần lập kế hoạch bổ nhiệm cán bộ, có kế hoạch hỗ trợ họ thực hiện kế hoạch nghề nghiệp. Định hướng đi cho những người lao động, cán bộ có thành tích xuất sắc và tạo cho chính VNPT Đồng Nai một nguồn nhân lực tốt nhất.

- Việc cân nhắc, tạo những cơ hội thăng tiến cho người lao động có thể giúp họ những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp, và cả những thử thách mới mẻ hơn vẫn còn đang chờ đợi họ phía trước. Luân chuyển người lao động sang những vị trí mới, vai trò mới còn giúp VNPT Đồng Nai lấp những chỗ trống về nhân sự cao cấp trong VNPT Đồng Nai.

- VNPT Đồng Nai cần tạo điều kiện cán bộ nguồn, người lao động tiếp xúc và trao dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc khác ngoài công việc mà họ đảm trách. Có những bước chuẩn bị trước để giúp họ có thể thăng tiến và phát triển nghề nghiệp như họ mong muốn.

- Mặt khác, VNPT Đồng Nai cần khuyến khích cá nhân có trách nhiệm trong phát triển nghề nghiệp của mình. VNPT Đồng Nai cần hướng dẫn họ cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân từ đó đề ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và biết cách đưa ra những biện pháp để đạt được mục tiêu đó.

- VNPT Đồng Nai cũng cần đề ra những mục tiêu cụ thể cho từng cá nhân như tập thể, nhóm làm việc. Điều này càng tăng lên sự hợp tác giữa các nhân viên trong nhóm, trong phòng ban. Nhờ đó mà tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên, lòng trung thành của CBCNV với VNPT Đồng Nai thêm gắn kết hơn.

3.4.3.3 Các giải pháp hoàn thiện về công tác đào tạo

Giải pháp 1: Đầu tư điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ công tác đào tạo : đầu tư trang bị phòng học thực hành nội dung sát thực tế công việc của CBCNV làm việc hằng ngày, với đầy đủ các thiết bị viễn thông đang hoạt động trên mạng như Viba AWA, DM1000, Pasolink , FLX, Lightmash , ATM-DSLAM 7301, IP-DSLAM….

Giải pháp 2: Hoàn thiện qui trình đào tạo như sau :

Hình 3.6: Qui trình đào tạo

Đơn vị thực hiện Quy trình thực hiện Nội dung CV thực hiện Trưởng các đơn

vị cơ sở

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Nai

Ban Giám Đốc

Thông báo chương trình đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo trình Giám đốc

Tổ chức thực hiện kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch ,lưu hồ sơ đào tạo. Tổng hợp các ý kiến từ cơ sở

Các đơn vị gửi nhu cầu : số lượng, chuyên môn, hình thức...

Cân đối qui mô ,nguồn lực tài chánh, chiến lược nguồn nhân lực để xem xét-phê duyệt.

Căn cứ vào điểm số và nhận xét của Giảng viên, tiến hành phân loại học viên, khen thưởng ,lưu hồ sơ đào tạo

Kiểm tra việc tham gia học, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, ý kiến phản hồi của học viên, Giảng viên...

Phó phòng TCLĐTL phụ trách công tác

đào tạo Kiểm tra , đôn đốc tình hình thực hiện kế hoạch Giám đốc

Thời gian, hình thức đào tạo, số lượng nhân viên, chi phí, địa điểm...

Thông báo đối tượng, lịch học,chương trình,.cho các đơn vị cơ sở thực hiện bố trí sắp xếp thời gian Phòng TCLĐTL Phó phòng TCLĐTL phụ trách công tác đào tạo Phó phòng TCLĐTL phụ trách công tác đào tạo Xem xét Không đạt

Giải pháp 3: Tự tổ chức tập huấn nội bộ

Lựa chọn chuyên viên, cán bộ quản lý cao cấp, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, khóa giảng viên nội bộ để họ trở trành các Giảng viên nội bộ của VNPT Đồng Nai, có thể đứng lớp hướng dẩn, truyền đạt kinh nghiệm, nghiệp vụ cho nhân viên cấp thấp.

Hằng tháng Phòng TCLĐTL tổng hợp các bài học kinh nghiệm SXKD, tình huống xử lý trong kinh doanh, xử lý sự cố kỹ thuật, bài học từ bán hàng, tiếp cận khách hàng để từ đó cuối mỗi quý, Giảng viên nội bộ tổng hợp, đúc kết xây dựng thành các bài giảng trực tiếp cho nhân viên.

3.4.4 Các giải pháp duy trì nguồn nhân lực 3.4.4.1 Đổi mới chính sách tiền lƣơng 3.4.4.1 Đổi mới chính sách tiền lƣơng

Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, VNPT Đồng Nai cần đổi mới chính sách tiền lương với các nội dung sau đây:

- Phải đảm bảo hài hòa lợi ích của VNPT Đồng Nai và người lao động, giữ vững quan hệ tối ưu giữa phần tích lũy với phần chia cho người lao động tự tổ chức tái sản xuất sức lao động và phần để tổ chức chung của cả doanh nghiệp, công bằng và minh bạch, đồng thời sử dụng các hình thức trả lương phù hợp nhất với nhu cầu cấp thiết, ưu tiên thỏa mãn của từng loại người lao động.

- Thiết kế và xây dựng lại hệ thống lương theo từng nhóm chức danh công việc cụ thể trên cơ sở yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ năng xử lý, độ phức tạp và mức tiêu hao trí lực và thể lực của người thực hiện theo từng chức danh với nội dung nhằm đảm bảo tương quan hợp lý giữa các chức danh cũng như giữa các bậc hệ số của cùng một chức danh cụ thể, trên cơ sở tham khảo giá cả sức lao động trên thị trường Tỉnh Đồng Nai.

- Phân phối tiền lương phải dựa trên cơ sở xác định chính xác tỷ lệ tham gia đóng góp của từng đơn vị, từng người thực sự tham gia đóng góp vào việc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của đối tác, khách hàng, người tiêu dàng vào thành quả lao động chung.

- Nghiên cứu các hình thức tổ chức trả lương cho người lao động theo hướng đa dạng hóa, nhằm khai thác nổ lực tối đa của người lao động cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

3.4.4.2 Đổi mới chế độ phân phối tiền thƣởng

- Mức thưởng phải tương xứng với công sức lao động bỏ ra để hoàn thành công việc và hiệu quả kinh tế mang lại cho VNPT Đồng Nai.

- VNPT Đồng Nai cần xác lập các tiêu thức xét thưởng cho tập thể,cá nhân một cách chính xác và kịp thời nhằm phát huy được cả động lực vật chất lẫn động lực tinh thần của CBCNV, tạo ra được một phong trào thi đua lành mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực cho VNPT Đồng Nai. Cụ thể là:

- Hàng năm, xét thưởng các danh hiệu thi đua cho những người thực sự tiêu biểu, căn cứ vào số lượng và chất lượng kết quả mà người lao động đạt được.

3.4.4.3 Chuẩn hóa công tác đánh giá nhân viên

Để cho công tác đánh giá nhân viên trở thành một yếu tố động viên thực sự, VNPT Đồng Nai cần thực hiện chuẩn xác công tác này theo hướng sau đây:

- Căn cứ vào bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh, xây dựng và áp dụng bảng chấm điểm cụ thể cho nhân viên để thực hiện việc đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp. Bảng chấm điểm nhân viên phải đảm bảo được các nội dung đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ, tác phong làm việc, mức độ chuyên cần và mức đô tin cậy, trung thành của nhân viên.

- Bảng chấm điểm được thực hiện bởi các lãnh đạo phụ trách trực tiếp của nhân viên, cụ thể là Tổ trưởng ứng cứu thông tin, Trưởng Trạm Viễn Thông, Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Đài.

- Kết quả đánh giá của mỗi nhân viên phải được thông báo công khai, minh bạch và lưu giữ trong hồ sơ cá nhân phục vụ cho mục đích tăng hệ số lương, khen thưởng, quy hoạch, đề bạt cán bộ và đào tạo nhân viên chính xác và kịp thời.

3.4.4.4 Chính sách động viên khen thƣởng:

Để động viên kịp thời những các nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh và điều hành mạng lưới Viễn thông, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Cá nhân ngƣời lao động đƣợc khen thƣởng từ cấp Tập đoàn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người lao động được bằng khen tập đòan Bưu chính Viễn thông Việt Nam đề xuất điều chỉnh tăng 0.2. Trong thời gian đang hưởng (+0.2) nếu để:

- Tiếp tục một tháng (trong những tháng sau đó) đạt từ A mức 2 trở xuống, điều chỉnh giảm tiếp 0.1 trở lại ban đầu.

- Trường hợp đang hưởng (+0.2) nếu cuối năm không nhận được bằng khen tập đòan nữa thì điều chỉnh giảm hệ số trở lại ban đầu.

Giải pháp 2: Đối với cá nhân hoàn thành xuất sắc, không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc xét nhƣ sau:

Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

- 02 tháng liên tiếp đạt từ A mức 4 trở lên, đề xuất điều chỉnh tăng 0.1;

- Tháng thứ 3 tiếp tục đạt từ A mức 4 trở lên, đề xuất điều chỉnh tăng lên 0.15; - Các tháng kế tiếp nếu đạt từ A mức 4 trở lên, đề xuất điều chỉnh +0.2 cho mỗi tháng.

Cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ:

- Đối với cá nhân 2 tháng liên tiếp đạt từ A mức 2 trở xuống, đề xuất điều chỉnh giảm 0.1

- Tháng thứ 3 tiếp tục đạt từ A mức 2 trở xuống, đề xuất điều chỉnh giảm 0.2 - Tháng thứ 4 tiếp tục đạt từ A mức 2 trở xuống, đề xuất điều chỉnh giảm 0.4. Cá nhân tự viết kiểm điểm giải trình hội đồng lương Viễn thông Đồng Nai họp xem xét.

Đối với tập thể:

- Tập thể 2 tháng liên tục đạt chất lượng từ A mức 1 trở xuống thì trưởng, phó đơn vị đó sẽ xét chất lượng hoàn thành công tác trong tháng kế tiếp loại B và viết kiểm điểm giải trình hội đồng lương Viễn thông Đồng Nai họp xem xét.

- Tập thể liên tục 3 tháng đạt chất lượng từ A mức 1 trở xuống thì Trưởng, phó đơn vị đó viết kiểm điểm giải trình hội đồng lương họp xem xét và báo cáo trình lãnh đạo Viễn thông Đồng Nai miễn nhiệm chức danh, điều chuyển công tác.

Giải pháp 3: Đối với ngƣời lao động có đề tài sáng kiến, sáng tạo VNPT cấp cơ sở 2:

Những người lao động có đề tài sáng kiến hoặc sáng tạo VNPT được Viễn thông Đồng Nai công nhận cấp cơ sở 2 đề xuất điều chỉnh tăng 0.15. Trong thời gian hưởng (+0.15) nếu để:

- Trường hợp đang hưởng (+0.15) nếu năm kế tiếp không có đề tài sáng kiến hoặc sáng tạo VNPT thì điều chỉnh giảm hệ số trở lại ban đầu.

Giải pháp 4: Đối với ngƣời lao động đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua

Những người lao động được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua đề xuất điều chỉnh tăng 0.1. Trong thời gian hưởng (+0.1) nếu để:

- 01 tháng đạt chất lượng từ A mức 2 trở xuống, đề xuất điều chỉnh giảm 0.1. - Trường hợp đang hưởng (+0.1) nếu cuối năm kế tiếp không nhận được danh hiệu chiến sĩ thi đua nữa thì điều chỉnh giảm hệ số trở lại ban đầu.

3.5 KIẾN NGHỊ

3.5.1 Kiến nghị đối với Bộ thông tin truyền thông:

- Thứ nhất : Bộ thông tin và truyền thông sớm phê duyệt thông qua Phương án tái cấu trúc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam VNPT.

- Thứ hai : Nhà nước xem xét việc tách Tập đoàn Vietel ra khỏi Bộ quốc phòng để việc kinh doanh có thể công khai, minh bạch tuân theo cơ chế thị trường.

3.5.2 Kiến nghị đối với Ngành Viễn thông:

- Thứ nhất : Sớm công khai lộ trình tái cấu trúc tập đoàn VNPT đến năm 2020 để các đơn vị cơ sở chủ động hoạch định nguồn nhân lực.

- Thứ hai : Tập đoàn VNPT, có chính sách rõ ràng để hổ trợ thực hiện chủ trương dôi dư nhân sự, đảm bảo nguồn nhân sự để nâng cao năng lực trong sản xuất kinh doanh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày :

Từ những kết quả và tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Đồng Nai, cũng như tác động từ các yếu tố môi trường đến công tác quản trị nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho VNPT Đồng Nai đến năm 2020.

Có những kiến nghị đến Bộ Thông Tin Truyền Thông và ngành Viễn thông để VNPT Đồng Nai hoạt động cạnh tranh công bằng theo cơ chế thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN.

Đối với mọi tổ chức nói chung và VNPT Đồng Nai nói riêng thì trong tất cả các nguồn lực có được thì nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất, nó quyết định sự thành công của mọi tổ chức. Để có nguồn nhân lực mạnh về chất lượng và số lượng thì VNPT Đồng Nai phải tổ chức ưu tiên thực hiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực một cách khoa học.

Là nhân viên đang công tác tại VNPT Đồng Nai, trước tình hình cạnh tranh của thị trường, qua quá trình học tập và va chạm thực tế công việc, Tác giả đã mạnh dạn đưa ra được các ý tưởng nhằm thực hiện đề tài “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tai VNPT Đồng Nai đến năm 2020 “, đề tài đã đạt những mục tiêu sau :

Chƣơng 1 : Trình bày cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực.

Chƣơng 2 : Trình bày thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Đồng Nai.

Chƣơng 3 : Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực VNPT Đồng Nai đến năm 2020

Với luận văn này, bản thân muốn đóng góp một phần kiến thức đã học vào thực tế công tác Quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Đồng Nai, tuy nhiên do trình độ và thời gian thực hiện có hạn nên tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của Quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Kính chào Quý Anh/Chị! Tôi là Đặng Bá Ninh sinh viên của lớp Cao Học Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Lạc Hồng. Hiện nay tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về công tác Quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Đồng Nai chúng ta.

Rất mong Anh/Chị dành ít thời gian để chia sẻ những thông tin sau đây nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại VNPT đồng nai (Trang 81)