Mặc dù thuật ngữ lãnh đạo đã được sử dụng từ rất lâu nhưng những khái niệm hay bản chất của lãnh đạo mãi đến thế kỷ XX mới được các nhà học thuật luận bàn và khi hỏi mười người định nghĩa lãnh đạo là gì, thì chúng ta có thể nhận được mười câu trả lời khác nhau. Dưới đây là các khái niệm về lãnh đạo [5, 7, 12, 13, 15, 16, 20, 27]
Bảng 2.1. Các khái niệm về lãnh đạo
STT Khái niệm lãnh đạo
1 Lãnh đạo là hành vi của một cá nhân nào đó nhằm chỉ đạo hoạt động của một nhóm để thực hiện mục tiêu chung (Hamphill &Coons, 1957)
2 Lãnh đạo là sự tác động nhằm gây ảnh hưởng đối với cấp dưới thông qua các chỉ đạo, chỉ thị của tổ chức (D.Katz &Kahn, 1978)
3 Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng lên các hoạt động của tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu chung (Rauch & Behling, 1984)
4 Lãnh đạo là quá trình đưa ra mục tiêu để đạt tới thong qua nỗ lực của tập thể (Racobs & Jaques, 1990)
5 Lãnh đạo là khả năng vượt qua khỏi văn hoá hiện thời để khởi thuỷ những thay đổi có tính cách mạng nhưng phù hợp (E.H.Schein, 1992)
6
Lãnh đạo là quá trình làm cho mọi người trong tổ chức cảm nhận được những gì họ đang làm nhờ đó họ sẽ thấu hiểu và cam kết thực hiện những gì họ sẽ làm (Drath & Palus,1994)
7
Lãnh đạo là sự khớp nối tầm nhìn, giá trị cốt lõi và tạo ra môi trường mà tại đó mọi cái sẽ được thực thi một cách hoàn hảo (Richards & Engles, 1986)
8 Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, động viên khuyến khích một người nào đó để cho cấp dưới đóng góp công sức của mình cho sự thành công
của tổ chức (House et al, 1999)
9 Lãnh đạo là sự gây ảnh hưởng đến con người nhằm theo đuổi việc đạt được mục đích chung (theo Cyril O’ Donnell,1964).
10 Lãnh đạo là sự gây ra ảnh hưởng có chủ đích… Không hơn… Không kém (Đinh Việt Hòa)
11 Khi chúng tôi nhìn về phía trước trong thế kỷ tới, các nhà lãnh đạo sẽ là những người trao quyền cho người khác. (Bill Gates)
Bên cạnh những định nghĩa đã nêu ra ở trên cũng có rất nhiều cách định nghĩa khác về lãnh đạo. Theo Kevin Freiberge và Jackie Freiberge “Lãnh đạo là mối quan hệ năng động dựa trên sự ảnh hưởng lẫn nhau và mục đích chung giữa nhà lãnh đạo và các cộng sự, theo đó, họ đang đạt tới một mức độ vao hơn về tính động viên và tinh thần làm việc trong khi đang cùng thực thi sự thay đổi theo dự tính”
Như vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng “Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định”.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm lãnh đạo, thì ta cũng cần phân biệt được sự giống và khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý.
Trong cuốn Lãnh đạo: Lý thuyết và thực hành của Northouse [19 – tr.12] có đoạn viết rằng lãnh đạo (leadership) và quản lý (management) tương tự nhau ở nhiều cách thức; rằng cả hai đều bao gồm ảnh hưởng, hướng đến các mục tiêu, và làm việc với con người. Tuy thế, trong khi họ chia sẻ một số điểm tương đồng, có những điều khác biệt căn bản và quan trọng. Tác giả cho biết, nghiên cứu về lãnh đạo đã từng tồn tại từ thời Aristotle, trong khi khái niệm quản lý xuất hiện mới tầm thế kỷ 20 cùng sự ra đời của xã hội công nghiệp hóa.
Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm gần giống nhau nhưng bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là các điểm khác nhau chính giữa lãnh đạo và quản lý.
(Dẫn theo TS. Đỗ Tiến Long_Leadership)
Rõ ràng ta thấy rằng quản lý có vẻ như tiêu cực hơn so với lãnh đạo, nhưng đôi khi quản lý lại rất quan trọng. Một nhà quản lý tài ba cần có các kỹ năng về lãnh đạo, và một nhà lãnh đạo giỏi cần hiểu về cách quản lý. Trong thực tế thì một người đang nắm giữ chức vụ nào đó thường cùng thực hiện song song hai nhiệm vụ: quản lý và lãnh đạo.
Theo John C.Maxwell [17 – tr. 284]: “Để cộng thêm, hãy lãnh đạo cấp dưới. Để nhân lên, hãy lãnh đạo thủ lĩnh”
LÃNH ĐẠO
Cấp dưới
Hình 2.1: Mô hình nhà lãnh đạo phát triển cấp dƣới chỉ tăng thêm một ngƣời mỗi lần
(Nguồn: John C. Maxwell, The 21 Irrefutable Laws of Leadership, Thomas Nelson, 1998_Nguyên tắc phát triển bùng nổ)
LÃNH ĐẠO LÃNH ĐẠO LÃNH ĐẠO LÃNH ĐẠO Cấp dưới Cấp dưới Cấp dưới Cấp dưới Cấp dưới Cấp dưới Cấp dưới Cấp dưới
Hình 2.2: Mô hình nhà lãnh đạo phát triển nhà lãnh đạo sẽ tăng theo cấp số nhân
(Nguồn: John C. Maxwell, The 21 Irrefutable Laws of Leadership, Thomas Nelson, 1998_Nguyên tắc phát triển bùng nổ)
Như vậy, qua mô hình 2.2 ta thấy lãnh đạo có nhiều cấp bậc, nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý của lãnh đạo cấp cao, vừa là nhà lãnh đạo của nhân viên cấp dưới. Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu theo hướng lãnh đạo bùng nổ của John C. Maxwell