Giải pháp nâng cao năng lực phân quyền, ủy quyền

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á Đà Nẵng (Trang 83)

Phân quyền, ủy quyền công việc một cách chính thức để người được trao quyền chịu trách nhiệm những công việc cụ thể. Phân quyền, ủy quyền là việc làm cần thiết vì không một CEO nào có thể 3 đầu 6 tay để thực hiện tất cả mọi việc.

Theo ông Ulrich [31], ngoài những phẩm chất đặc biệt khác, người lãnh đạo chỉ được xem là tài năng khi luôn đau đáu một kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho tương lai và sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho những người khác xứng đáng hơn.

Câu chuyện về Honda Soichiro, nhà sáng lập hãng Honda của Nhật, đến nay vẫn được nhiều người nhắc đến. Trong tự truyện của mình, ông Soichiro kể rằng khi Honda đã trở thành một tập đoàn nổi tiếng, ông đã lặng lẽ từ chức. Vị trí điều hành cao nhất của tập đoàn được giao cho một người khác, còn ông chỉ nhận một chức vụ nhỏ nhưng hợp với sở trường là phụ trách mảng kỹ thuật của hãng. Điều này không hề khiến Honda yếu đi mà càng phát triển vượt bậc. Ai cũng hiểu đây chính là tâm nguyện và là động lực để ông Soichiro sẵn sàng nhường vị trí cho người khác dù đang ở trên đỉnh cao của quyền lực.

Cho nên, việc phân quyền ngày nay không còn nhằm chỉ là phân công công việc. Phân quyền ngày nay còn có nhiều mục đích. Những mục đích của việc phân quyền, ủy quyền là:

+ Phân rõ chức năng nhiệm vụ.

+ Xác lập quyền hạn, trách nhiệm đối với từng đầu công việc quan trọng. + Thử thách nhân viên trong trường hợp đào tạo và đánh giá nhân sự. Chính vì vậy, để việc phân quyền, ủy quyền được hiệu quả thì các lãnh đạo nhà trường phải:

- Tham gia các khóa đào tạo về phân quyền, uỷ quyền của các tổ chức quốc tế hoặc của các tổ chức Việt Nam.

- Thực hành các tình huống mô phỏng về phân quyền, uỷ quyền (empowerment simulation) để rèn luyện kỹ năng phân quyền, uỷ quyền.

- Đánh giá đúng năng lực của cấp dưới khi phân quyền, ủy quyền.

- Phân quyền, ủy quyền nên có thời hạn. Việc phân quyền, ủy quyền có thời hạn sẽ là động lực để kích thích nhân viên làm việc, nhất là trong trường hợp trao quyền đi kèm trao quyền lợi.

- Nói rõ yêu cầu công việc, những chuẩn mực để đánh giá hoàn tất công việc. Điều này giúp người được trao quyền rõ ràng hơn trong công việc.

- Định kỳ xem xét hiệu quả trao quyền. - Đánh giá, đào tạo và cải tiến.

ủy quyền các nhà lãnh đạo phải dựa trên những cơ sở trao quyền nhất định. Những cơ sở trao quyền này là nền tảng vững chắc đảm bảo hiệu quả của phân quyền, ủy quyền.

Hình 4.1. Cơ sở của trao quyền

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á Đà Nẵng (Trang 83)