Một số khái niệm về phát triển: - Khái niệm phát triển: [34]
Nội hàm: Tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện, làm thay đổi về căn bản cái đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (tức phát triển) có thể có hai khía cạnh chính: Phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng.
Ngoại diên: Là tất cả các hoạt động tìm kiếm.
Như vậy, phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất và về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai.
- Phát triển [1] là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- Phát triển [35]: Là quá trình học tập nhằm mở ra cho các cá nhân những công việc, cơ hội mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức.
Vậy, phát triển năng lực lãnh đạo là gì? Trong thực tế hiện nay thì chưa có tác giả nào đưa ra những khái quát hay nêu lên định nghĩa về “phát triển năng lực lãnh đạo”. Tuy nhiên căn cứ vào các khái niệm chỉ sự phát triển và khái niệm năng lực lãnh đạo, tác giải luận văn xin trình bày cách hiểu của mình về thuật ngữ “phát
triển năng lực lãnh đạo” như sau: Phát triển năng lực lãnh đạo có nghĩa là dựa vào những năng lực lãnh đạo sẵn có như về kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ để tìm kiếm phương pháp làm tăng lên về số lượng cũng như làm tốt hơn về chất lượng năng lực lãnh đạo.
Một số phương pháp phát triển năng lực lãnh đạo: + Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn lãnh đạo
+ Thuyên chuyển cán bộ để đào tạo và rèn luyện đội ngũ kế cận + Kiêm nhiệm công việc
+ Tạo ra các sức ép: sức ép về tài chính, hiệu quả công việc, cơ chế nhà nước…
+ Làm cho các nhà lãnh đạo thấy quyền lợi của chính họ trong tổ chức
2.4. Cấu thành năng lực lãnh đạo và tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo