Giải pháp nâng cao năng lực động viên, khuyến khích

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á Đà Nẵng (Trang 81)

- Tham gia các khóa đào tạo dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp một cách hệ thống để trang bị nhận thức, kiến thức về các chủ đề như tâm lý con người, tâm lý hành vi, hành vi tổ chức, tạo động lực, các phương pháp động viên, khuyến khích, văn hóa động viên, khuyến khích…

- Thuê chuyên gia, cố vấn tư vấn về các cách thức cụ thể của động viên, khuyến khích.

- Để rèn luyện kỹ năng động viên, khuyến khích, các lãnh đạo nhà trường có thể thực hành các bài tập mô phỏng tình huống động viên, khuyến khích.

Và sau đây là một số gợi ý tham khảo trong công tác động viên, khuyến khích: Việc khích lệ nhân viên sẽ làm cho nhân viên vượt qua khó khăn để xây dựng nhà trường lớn mạnh, làm cho tình thần của nhân viên thoải mái và có làm việc hiệu quả hơn. Vậy để chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình trong việc dẫn dắt nhân viên làm việc hiệu quả bằng việc khích lệ, các nhà lãnh đạo trường nên chú ý đến các vấn đề sau:

Tìm hiểu lý do

Luôn tìm hiểu các lý do mà nhân viên của mình hành động bất thường trước khi quy kết cho họ việc gì đó. Điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo hiểu về nhân viên của mình hơn và nó cũng như là sự chia sẻ. đồng cảm, khích lệ với nhân viên của mình

Trả lương theo đúng năng lực của nhân viên.

Trả lương cho nhân viên theo năng lực là cách làm có ý nghĩa khích lệ rất lớn đối với những người thực sự có tài và xuất sắc. Thế nhưng, để có sự khích lệ một cách công bằng, nhà lãnh đạo cần thiết lập một hệ thống tính lương hợp lý và đánh giá đúng hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên trong nhà trường. Ngoài ra, phải có chế độ khen thưởng kịp thời để các cán bộ giảng viên có thể phát huy hết khả năng của mình.

Nhà trường nên xóa bỏ quy định “trừ lương” do giảng dạy thiếu tiết chuẩn cho các giảng viên có ít giờ giảng. Đối với giáo viên ít giờ giảng thì nhà trường nên cho họ kiêm nhiệm thêm công việc để họ có thêm thu nhập, mặt khác nhà trường cũng tận dụng được nguồn nhân lực dư thừa. Nên tăng số tiết chuẩn cho các công trình nghiên cứu khoa học, nếu nhà trường cứ duy trì 20 tiết/1 công trình nghiên cứu cấp trường thì thiết nghĩ sẽ chẳng có giáo viên nào say mê nghiên cứu khoa học cả, vì học phải bỏ ra ít nhất là 1 năm để nghiên cứu, theo tác giải thì trường nên nâng lên thành 50 tiết/1 công trình nghiên cứu cấp trường. Ví dụ: Ở trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh thì nhà trường quy định là 100 tiết/1 công trình nghiên cứu cấp trường. Đại học Sư phạm Huế là 50 tiết/1 công trình nghiên cứu cấp trường. Để đánh giá đúng hiệu quả làm việc của cán bộ giảng viên trong nhà trường thì các lãnh đạo phải có bản mô tả công việc, bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng về thời gian gian thực hiện và mục tiêu phải đạt được…

Biết thể hiện cảm xúc

Một lãnh đạo giỏi không những phải có chỉ số thông minh cao mà còn phải trau dồi cho mình năng lực về cảm xúc. Sự căng thẳng sẽ bị khỏa lấp nếu như bạn bước vào, nhìn nhân viên với một nụ cười rạng rỡ. Một nét tươi trên khuôn mặt người lãnh đạo có thể tạo lên hiệu ứng mạnh mẽ lên những nhân viên. Sẽ thật tuyệt nếu như bạn có thể khiến mọi nhân viên của mình sở hữu niềm hạnh phúc như nhau, không phân biệt cấp bậc và tiền lương. Đặc biệt, chắc chắn họ sẽ hạnh phúc và cảm thấy phấn chấn vô cùng nếu như bạn cảm ơn họ vì đã cống hiến hết mình cho công việc sau mỗi buổi họp.

Trân trọng đóng góp của nhân viên

Thực tế cho thấy: nhân viên sẽ làm việc hết mình với tổ chức nào biết trân trọng sự đóng góp của họ. Nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi chỉ bằng một lời khen nhỏ của mình, có thể đem lại động lực và sự phấn chấn cho nhân viên trong suốt một ngày làm việc dài? Vậy nên, hãy để cho nhân viên biết rằng nhà lãnh đạo trân trọng họ, nhìn nhận họ. Để nhân viên làm việc hết mình, áp dụng bằng áp lực của uy quyền không phải là cách khôn ngoan. Thay vào đó, hãy làm mọi điều cần thiết để nhân viên tâm phục và tín nhiệm lãnh đạo. Hãy coi họ là tài sản quý báu nhất của công ty, những tài sản ấy tức khắc sẽ "chứng tỏ" giá trị của họ. Đó cũng là cách mà nhà lãnh đạo xây dựng một nền văn hóa trân trọng con người. Làm được như vậy, chắc chắn lãnh đạo nhà trường sẽ bất ngờ trước sức sáng tạo và thành quả làm việc của cấp dưới.

Tổ chức các hoạt động ngoài công việc

Nhà lãnh đạo nên tổ chức các hoạt động ngoài công việc để các nhân viên của mình có cơ hội để giảm áp lực công việc, đây cũng là thời gian mà các nhà lãnh đạo tiếp xúc với các cán bộ giảng viên, để tìm hiểu những vướng mắc trong cuộc sống cũng như công việc qua đó có những khích lệ giúp nhân viên của mình hoàn thành tốt công việc của mình.

Lãnh đạo nhà trường có thể tổ chức các hoạt động ngoài công việc như: tổ chức đi chơi, đi nghỉ vào mùa hè; tổ chức lễ 8/3 cho các chị em phụ nữ; Tiệc mừng lễ Nô-el cho các cán bộ giảng viên theo đạo Kitô; tổ chức ngày hội Teambuilding nhân ngày quốc tế lao động…

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á Đà Nẵng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)