Để thực hiện việc nghiên cứu năng lực lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á Đà Nẵng, tác giả dự kiến sẽ dùng phương pháp định lượng để lấy số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp. Bảng câu hỏi có kết cấu bao gồm 46 câu và 09 lĩnh vực liên quan đến đề tài mà tác giả muốn khảo sát. Trong đó phần Kiến thức chung về lãnh đạo của Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng có 04 câu hỏi; phần
Tầm nhìn chiến lược có 05 câu hỏi; phần Năng lực động viên, khuyến khích có 06 câu hỏi; phần Năng lực phân quyền và ủy quyền có 05 câu hỏi; phần Năng lực ra quyết định có 05 câu hỏi; phần Năng lực giao tiếp lãnh đạo có 05 câu hỏi; phần
Năng lực gây ảnh hưởng có 05 câu hỏi; phần Năng lực phát triển đội ngũ nhân sự
có 06 câu hỏi; phần Năng lực giải quyết vấn đề có 05 câu hỏi.
Đối tượng điều tra của nghiên cứu này sẽ là các lãnh đạo và cán bộ, giảng viên của trường Đại học Đông Á Đà Nẵng.
Để có được kết quả khảo sát chân thực, khách quan thì tác giả đã sử dụng 02 mẫu khảo sát với mã số khác nhau, nhưng hàm ý nội dung câu hỏi và số lượng câu hỏi giống nhau. Trong đó phiếu điều tra mang mã số 01 là để điều tra trực tiếp đối với các lãnh đạo từ cấp chủ nhiệm bộ môn trở lên, với cách làm này tác giả mong muốn để cho các lãnh đạo tự đánh giá năng lực lãnh đạo của chính mình. Đối với phiếu điều tra mang mã số 02 thì tác giải dùng để điều tra các cán bộ giảng viên, xem họ đánh giá như thế nào về năng lực lãnh đạo của cấp trên. Thông qua kết quả điều tra tác giả có thể so sánh được mức độ chênh lệch giữa nhận thức của các lãnh đạo với hiệu quả năng lực lãnh đạo thực sự của họ mà các cán bộ giảng viên đánh giá.
Hiện nay trường Đại học Đông Á có tổng nhân sự là 220, trong đó có cả các lãnh đạo và cán bộ giảng viên. Để kết quả khảo sát mang tính khách quan thì tác giải đã chọn 150 mẫu/220 người, tức là điều tra hơn 2/3 nhân sự của trường. Sau đây là bảng thống kê số mẫu điều tra:
Bảng 1.1: Thống kê số nhân viên và số người lấy mẫu
Vị trí trong Trường Nhân viên và Mẫu
Nhân viên Mẫu
Lãnh đạo 26 26
Cán bộ 97 62
Giảng viên 97 62
Tổng 220 150
Sau khi phát và thu phiếu điều tra khảo sát, tác giả đã dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu: đầu tiên tác giả tiến hành mã hóa các biến, sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm và tính ra được giá trị trung bình của các biến.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như: Sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu (sách, báo, internet,…), báo cáo nội bộ của trường giai đoạn 2007-2012 để phân tích, đánh giá.