Giải pháp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á Đà Nẵng (Trang 90)

- Để giải quyết được các vấn đề của nhà trường thì trước hết phải các lãnh đạo phải xác định được chính xác vấn đề cần giải quyết là gì. Phải hiểu rõ bản chất của vấn đề cần giải quyết.

- Các lãnh đạo cần áp dụng mô hình nhân - quả [32]; mô hình 5 - Why [33] để dò tìm nguyên nhân khi giải quyết vấn đề.

- Sau khi đã xác định được nguyên nhân mà đặc biệt là nguyên nhân cốt lõi, các lãnh đạo cũng cần thu thập thêm thông tin để tái khẳng định nhận định của mình. Đồng thời đề ra các giải pháp có thể, sau đó lựa chọn giải pháp tối ưu. Để có thể đề ra được các giải pháp có thể thì các nhà lãnh đạo có thể dựa vào phương pháp động não và phương pháp phác họa theo logic. Muốn lựa chọn được giải pháp tối ưu, các nhà lãnh đạo có thể dựa theo mô hình GREAT

* Mô hình GREAT gồm có 5 tiêu chí để lựa chọn giải pháp tối ưu đó à: + Gain – Lợi ích thu được khi lựa chọn giải pháp đó

+ Risk – Rủi ro khi chấp nhận giải pháp + Expense – chi phí bỏ ra

+ Achievability – Mức độ khả thi của giải pháp + Time-bound – Thời gian hợp lý

(Nguồn: Strategy, McGraw Hill Company, 2007)

- Các lãnh đạo cũng nên kết hợp, lấy ý kiến của các nhân viên cấp dưới để giải quyết vấn đề. Luyện tập kỹ năng giải quyết vấn đề và không đùn đẩy trách nhiệm giải quyết vấn đề cho người khác.

Hiện nay, các lãnh đạo nhà trường vẫn còn có thói quen đùn đẩy trách nhiệm giải quyết vấn đề cho nhau. Do đó, các lãnh đạo nên tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vấn đề, đừng nên tự giải quyết vấn đề một mình mà hãy kết hợp với những sáng kiến của nhân viên cấp dưới. Nên phân tích kỹ lưỡng các giải pháp để lựa chọn giải pháp ít rủi ro nhất. Lãnh đạo cũng nên lường trước được các tình huống gặp phải khi gải quyết vấn đề nhằm tìm ra các biện pháp ứng phó thích hợp.

KẾT LUẬN

Lãnh đạo, mà cụ thể là năng lực lãnh đạo, là nhân tố quyết định thành công của mọi doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo thực thụ là một nhà lãnh đạo có khả tập hợp mọi người trong tổ chức thành một khối kết dính, thống nhất nhằm thực hiện thành công sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp. Để có thể tập hợp được lực lượng, để có thể đưa mọi người lên cùng một con thuyền, chèo cùng một nhịp, và đi về cùng một hướng, các nhà lãnh đạo không thể không kết hợp một cách nhuần nhuyễn hai yếu tố - khai thác yếu tố con người và khai thác yếu tố công việc.

Năng lực lãnh đạo là khả năng chèo lái con thuyền doanh nghiệp của lãnh đạo doanh nghiệp. Năng lực lãnh đạo của một nhà lãnh đạo được thể hiện qua các năng lực cụ thể như: (1) tầm nhìn chiến lược, (2) năng lực động viên, khuyến khích, (3) năng lực gây ảnh hưởng, (4) năng lực phát triển đội ngũ nhân sự, (5) năng lực ra quyết định, (6) năng lực phân quyền, uỷ quyền, (7) năng lực giao tiếp lãnh đạo, (8) năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, một nhà lãnh đạo thực sự có năng lực là một nhà lãnh đạo hội đủ các năng lực cụ thể trên. Các năng lực cụ thể này chính là các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo nói chung của một nhà lãnh đạo.

Từ phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á, có thể kết luận rằng, các lãnh đạo nhà trường còn ẩn chứa những hạn chế nhất định trong công tác lãnh đạo. Cụ thể, các lãnh đạo nhà trường còn có những điểm yếu sau:

Chưa thực sự hiểu rõ bản chất của lãnh đạo.

Chưa thực sự hiểu rõ năng lực lãnh đạo cũng như các bộ phận cấu thành của năng lực lãnh đạo.

Còn lãnh đạo, điều hành công việc của mình theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa chứ chưa thực sự bài bản, chuyên nghiệp trong công tác lãnh đạo. Chưa thấy được những điểm có tính chiến lược, những điểm có tính ưu tiên trong công tác lãnh đạo.

Chưa thấy rõ được bản chất cũng như tầm quan trọng của các năng lực lãnh đạo cụ thể như: tầm nhìn chiến lược, động viên khuyến khích, gây ảnh hưởng,

phân quyền uỷ quyền, ra quyết định, giao tiếp lãnh đạo, …. Chưa đạt tới trình độ “nghệ thuật” trong công tác lãnh đạo.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, các giải pháp đề xuất nhằm không ngừng củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo cho các lãnh đạo nhà trường đã được đưa ra. Do nguyên nhân của hầu hết các tồn tại là do các lãnh đạo nhà trường chưa thực sự có kiến thức về lãnh đạo doanh nghiệp, chưa thực sự có kinh nghiệm thực tiễn theo đúng nghĩa trong công tác lãnh đạo. Do vậy, các giải pháp đề xuất thiên về đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm trang bị cho các lãnh đạo các kiến thức quản trị kinh doanh, kiến thức lãnh đạo doanh nghiệp theo đúng nghĩa.

Ngoài ra, để giúp các lãnh đạo nhanh chóng tích luỹ kinh nghiệm, nhanh chóng cải thiện kỹ năng lãnh đạo, các khóa học chuyên về trang bị kỹ năng lãnh đạo, điều hành cũng đã được đề xuất

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia

2. Các báo cáo của trường Đại học Đông Á Đà Nẵng (năm 2007- 2012) 2. TS. Đinh Việt Hòa (2009), Phát triển nguồn vốn nhân lực-chiến lược tối ưu của nhà lãnh đạo, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội số 3.

3. TS.Đinh Việt Hòa (2012), Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh - trái tim của một doanh nhân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. TS.Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, Nxb Giáo dục.

5. TS. Đỗ Tiến Long (2010), Triết lý Kaizen và lãnh đạo doanh nghiệp, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4.

6. Đặng Ngọc Sự (2011), luận án tiến sĩ về “Năng lực lãnh đạo – nghiên cứu tình huống của lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM.

Tài liệu tiếng Anh

7. Baskin, Otis W & Aronoff, Craig E (1980), Interpersonal Communication In Organizations, Santa Monica, Calif: Goodyear Publ.Co.

8. Campbell, J. P. & Pritchard, R. D (1983), Handbook of industrial and organizational psychology, 2nd edition, Dunnette, Marvin D, New York: Wiley.

9. Conger, J. A., and R. N. Kanungo (1998), Charismatic Leadership in Organizations. Thousand Oaks, CA: Sage Publications.

10. Charles W.L Hill & Gareth R Jones (2001), Strategic management: an integrated approach, Houghton Mifflin.

11. Doug Crandall and Jim Collins(2006), Leadership Lessons from West Point. 12. Gary Yukl (2005), Leadership in Organizations, Published July 7th, by Prentice Hall (first published September 1981).

13. John W. Gardner (1968), No Easy Victories, Joanna Cotler Books; First Edition edition .

14. John P. Kotter (1996), Leading Change, Harvard Business Press, Jan 1. 15. John C. Maxwell (1993), Developing the Leader Within You, Thomas Nelson, (Repackaged 2001)

16. John C. Maxwell (1998), The 21 Irrefutable Laws of Leadership, Thomas Nelson.

17. John C. Maxwell (2001), The 17 Indisputable Laws of Teamwork, Thomas Nelson.

18. Peter G.Northouse (2012), Leadership: Theory and Practice, SAGE Publications.

19. Richard L.Hughes, Robert C. Ginnett và Gordon J.Curphy (2009),

Leadership, McGraw - Hill Education.

20. Robert Dilenschneider (2007), Power and Influence: The Rules Have Changed, Publisher: McGraw-Hill.

21. Robert K. Greenleaf (2008), The Servant as Leader, Published by Greenleaf Center for Servant Leadership

22. Warren Bennis (2009), On Becoming a Leader, 20th Anniversary Edition/3rd edition, 2009. Website: 23. http://apex.edu.vn/Cac-hoc-thuyet-lanh-dao-quan-trị 24. http://donga.edu.vn 25. http://gockynang.vn/lanh-dao 26. http://www.forbes.com/sites/kevinkruse/2013/04/09/what-is-leadership 27. http://123doc.vn/document/505054-cac-hoc-thuyet-lanh-dao-quan-tri.htm

28. http://pailema.edu.vn/ TS. Đinh Việt Hòa, Tầm nhìn và chiến lược giúp lãnh đạo tạo ra thay đổi, ngày đăng27- 02 - 2012.

29. http://scholar.harvard.edu/ Kelman HC, Three processes of attitude change. Journal of Conflict Resolution. 1958.

30. http://www.thesaigontimes.vn/ Nguyên Tấn, Tìm người thay... mình, ngày đăng 18 -10 - 2011.

32. http://www.15phut.vn/giai-quyet-van-de/mô hình 5 whys.

33.http://vietsciexdir.net/tim-hiểu-cac-khai-niệm-trong-nghien-cứu-khoa- học-va-phat-triển-cong-nghệ

35. http://sesanhpc.vn/index.php/một-số-khai-niệm-về-đào-tạo-và-phát-triển- nguồn-nhân-lực.

PHỤ LỤC SỐ 01

PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho các lãnh đạo)

Kính thưa các Thầy/Cô,

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực Lãnh đạo tại Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng”, tôi xin gửi tới Thầy, Cô phiếu điều tra Năng lực Lãnh đạo của các Lãnh đạo nhà trường. Mục tiêu của điều tra này là thu thập thông tin về các khía cạnh cụ thể của năng lực lãnh đạo như: tầm nhìn chiến lược, năng lực động viên khuyến khích, năng lực phân quyền và ủy quyền, năng lực ra quyết định....để phục vụ cho công tác phân tích.

Vậy, kính mong các Thầy, Cô dành chút ít thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Thông tin của Thầy, Cô cũng như sự giúp đỡ quí báu của Thầy, Cô là nguồn động viên, cổ vũ để giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Phƣơng Mã Phiếu: 01

Xin Thầy, Côvui lòng đánh dấu X vào ô mức độ thích hợp

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng Ý 5. Hoàn toàn đồng ý

TT Nội dung câu hỏi Mức độ

1 2 3 4 5

1 Lãnh đạo phải là những người có tố chất siêu phàm, phải có những giá trị vượt trội so với đông đảo những người còn lại 2 Lãnh đạo là sự chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới

3 Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho mục tiêu của nhóm

4

Mô hình lãnh đạo hiệu quả tiếp cận theo bộ phận cấu thành là mô hình chỉ rõ các năng lực cụ thể mà một nhà lãnh đạo cần phải có, bao gồm: tầm nhìn chiến lược, khả năng động viên khuyến khích, khả năng phân quyền, uỷ quyền, khả năng ra quyết định, khả năng gây ảnh hưởng, khả năng giao tiếp lãnh đạo, khả năng phát triển đội ngũ, khả năng giải quyết vấn đề

5 Hiện tại Thầy, Cô đã thực sự có những phát ngôn về tầm nhìn chiến lược

6 Thầy, Cô sử dụng cách đi học, đi khảo sát thực tế trong và ngoài nước để cải thiện tầm nhìn chiến lược của mình

7 Thầy, Cô sử dụng cách thuê tư vấn trong và ngoài nước để cải thiện tầm nhìn chiến lược của mình

8

Thầy, Cô luôn nhìn thấy trước được viễn cảnh của lĩnh vực mà mình đang kinh doanh và Thầy, Cô luôn đề ra được những chiến lược phát triển phù hợp.

9 Tầm nhìn chiến lược đã giúp cho Thầy,Cô thành công trong công việc

10 Thầy, Cô chỉ chú trọng động viên, khuyến khích cấp dưới bằng vật chất mà coi nhẹ việc động viên bằng tinh thần

11 Thầy, Cô đã động viên, khuyến khích cấp dưới bằng vật chất và tinh thần rất tốt

12

Thầy, Cô chỉ chú trọng động viên, khuyến khích cấp dưới bằng phương pháp giáp tiếp mà coi nhẹ việc động viên bằng phương pháp trực tiếp

13 Thầy, Cô đã động viên, khuyến khích cấp dưới bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp rất tốt

14 Thu nhập bình quân/tháng hiện tại của nhân viên của Thầy, Cô là từ 4 đến dưới 7 triệu

15 Thu nhập bình quân/tháng hiện tại của nhân viên của Thầy, Cô là từ 7 đến dưới 10 triệu

16 Khi phân quyền, quyền lực được cắt chuyển 100% xuống cấp dưới

17 Thầy, Cô cảm thấy thoải mái khi phân quyền, uỷ quyền

18 Các lãnh đạo chỉ nên phân quyền, hay uỷ quyền cho những công việc không quan trọng

19 Thầy, Cô chưa tin tưởng vào khả năng của cấp dưới nên không tiến hành phân quyền và uỷ quyền cho cấp dưới

20

Phân quyền, ủy quyền chính là phương thức động viên, khuyến khích nội tại làm cho cấp dưới cảm thấy rằng họ được tôn trọng và được đánh giá cao

21 Trong công việc Thầy, Cô phải thường xuyên ra các quyết định

22 Xác định rõ vấn đề là yêu cầu quan trọng đầu tiên của ra quyết định

23 Ra quyết định phải dứt khoát và chấp nhận mạo hiểm

24 Thầy, Cô luôn tuân thủ quy trình ra quyết định. Chính vì vậy, khả năng ra quyết định hiện tại của Thầy, Cô là rất tốt.

25 Thầy, Cô đã từng có những quyết định sai lầm trong công việc

26

Giao tiếp lãnh đạo là quá trình trao đổi thông tin với cấp dưới nhằm không ngừng xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ qua lại với cấp dưới

27

Thầy, Cô luôn nhận biết được những cảm xúc, hành vi và suy nghĩ tích cực của cấp dưới. Thầy, Cô đã thực sự hiểu cấp dưới của mình

28 Thầy, Cô chỉ giao tiếp bằng lời, bằng văn bản với nhân viên cấp dưới

29

Thầy, Cô kết hợp thành thạo việc giao tiếp bằng lời, bằng văn bản hoặc bằng các ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ, hình ảnhvới nhân viên cấp dưới.

30 Khi Thầy, Cô nói cấp dưới không quan tâm và họ thường chống đối lại

31 Trong một doanh nghiệp luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật

32 Gây ảnh hưởng chính là thu phục và cảm hoá cấp dưới

33 Thầy, Cô dùng hiệu quả công việc của chính mình để gây ảnh hưởng đến toàn thể nhân viên

34 Thầy, Cô chịu ảnh hưởng lớn bởi những người lãnh đạo cấp cao của mình

35 Thầy, Cô chưa quan tâm đến việc gây ảnh hưởng đối với cấp dưới

36

Thầy, Cô luôn tuyển dụng nguồn nhân lực đúng như mục tiêu (tầm nhìn) đã đề ra. Đồng thời coi trọng việc phổ biến về tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường cho những người mới tuyển dụng, trước khi họ bắt tay vào làm việc

37 Chất lượng những người dự tuyển tăng lên theo từng năm

38 Thầy, Cô giành nhiều thời gian để đào tạo nhân viên cấp dưới của mình

39 Nhà trường có chế độ, chính sách về các khóa đào tạo cho nhân viên

40 Hiện nay Thầy, Cô đã có các thành viên giỏi và trong nhóm đã xuất hiện những nhà lãnh đạo tài ba

41 Những người mới vào trường luôn nhanh chóng rời bỏ trường để đi làm nơi khác

42 Thầy, Cô cảm nhận được vấn đề trước khi nó thực sự xảy ra

43

Khi giải quyết vấn đề Thầy, Cô đã bắt đầu từ hiện tượng rồi dò tìm nguyên nhân mà đặc biệt là nguyên nhân gốc rễ. Sau đó kiểm tra kỹ các nguồn lực trước khi đề ra các giải pháp

44

Để có được giải pháp tối ưu, Thầy, Cô đã đưa ra được các giải pháp có thể, sau đó phải suy nghĩ, cân nhắc để lựa chọn giải pháp tối ưu

45 Khi có sự cố Thầy, Cô luôn tự mình tìm cách để khắc phục hơn là kết hợp cùng nhân viên để giải quyết.

46 Khi có vấn đề cần giải quyết thì đẩy cho cấp trên hoặc cấp dưới xử lý

PHỤ LỤC SỐ 02:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho các cán bộ giảng viên)

Kính thưa các Thầy/Cô,

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực Lãnh đạo tại Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng”, tôi xin gửi tới Thầy, Cô phiếu điều tra Năng lực Lãnh đạo của các Lãnh đạo nhà trường. Mục tiêu của điều tra này là thu thập thông tin về các khía cạnh cụ thể của năng lực lãnh đạo như: tầm nhìn chiến lược, năng lực động viên khuyến khích, năng lực phân quyền và ủy quyền, năng lực ra quyết định....để phục vụ cho công tác phân tích.

Vậy, kính mong các Thầy, Cô dành chút ít thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Thông tin của Thầy, Cô cũng như sự giúp đỡ quí báu của Thầy, Cô là nguồn động viên, cổ vũ để giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Phƣơng Mã Phiếu: 02

Xin Thầy, Côvui lòng đánh dấu X vào ô mức độ thích hợp

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng Ý 5. Hoàn toàn đồng ý

TT Nội dung câu hỏi Mức độ

1 2 3 4 5

1 Lãnh đạo phải là những người có tố chất siêu phàm, phải có những giá trị vượt trội so với đông đảo những người còn lại

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực lãnh đạo tại trường Đại học Đông Á Đà Nẵng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)