Nông nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 88 - 108)

1. Quan điểm phát triển

Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và thị trường xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trên cơ sở khuyến khích nông dân làm giàu thông qua việc sử dụng có hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn vốn và áp dụng mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiến bộ quản lý trang trại hệ thống dịch vụ nông nghiệp.

Chuyển dịch một bước rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để sản xuất ra nhiều hàng hoá chất lượng, hướng mạnh tới xuất khẩu trên cơ sở thâm canh vùng nguyên liệu và đẩy mạnh công nghiệp chế biên. Hơn nữa cần tận dụng cơ hội Việt Nam chính thức gia nhập WTO để mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá khi tham gia thị trường thế giới.

Phát triển nông nghiệp nông thôn trong mối quan hệ hữu ơ với các ngành, lĩnh vực khác nhau đặc biệt giải quyết tốt vấn đề môi trường và vệ

sinh an toàn thực phẩm; Tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động và giảm thơi gian nông nhàn, tăng năng suất lao động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, cải thiện một bước rõ rệt đời sống nhân dân.

2. Mục tiêu phát triển

+Tốc độ tăng trưởng: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm nghiệp và thủy sản xấp xỉ 3% thời kỳ 2006 -2010 khoảng trên 2,8% giai đoạn 2010 - 2020.

+ GDP và năng suất lao động: năm 2010 GDP nông nghiệp (giá so sánh năm 1994) đạt trên 4.610 tỷ VNĐ và đến năm 2020 đạt giá trị khoảng 10.000 tỷ VNĐ. Năng suất lao động tăng khoảng 2,5 lần vào năm 2010, đạt khoảng trên 15 triệu VNĐ và lên tới 4 lần vào năm 2020. Đóng góp của ngành sẽ giảm xuống bằng khoảng 20% vào năm 2010 và 155 vào năm 2020.

+ Bố trí lao động việc làm, tăng thu nhập: tới năm 2010 giảm tỉ lệ thiếu việc làm thường xuyên xuống còn 13-15% và khoảng 6-8% vào năm 2020. Tăng thu nhập cho nông dân, GDP nhân khẩu nông nghiệp đạt trên 3 triệu đồng năm 2010 và đến năm 2020 đạt khoảng 6 triệu đồng (giá so sánh năm 1994) bằng những biện pháp như tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất.

3. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng

3.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng mạnh chăn nuôi, dịch vụ đồng thời duy trì tăng trưởng trồng trọt ở mức độ hợp lý. Dưới đây là Bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

TT Cơ cấu kinh tế Thời gian

2005 2010 2020

Tổng 100 100 100

1 Trồng trọt (%) 64,11 59 48

2 Chăn nuôi (%) 34,39 38 47

3 Dịch vụ (%) 1,5 3 5

Muốn chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cần tiến hành 3 nội dung chủ yếu như sau:

- Tập trung phát triển chăn nuôi sau đó chú trọng một số loại như bò, lợn, dê, hươu và gia cầm như gà, vịt gắn với nhu cầu thị trường và phát triển hàng hoá có thương hiệu

- Tập trung phát triển hàng hoá như gạo, ngô, dứa các loại, đỗ, rau sạch trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu thâm canh và công nghệ chế biến tiên tiến

- Phát triển mạnh các dịch vụ như giống cây trồng, thú y, bảo vệ thực vật, tài chính, cung cấp điện, thuỷ lợi và dịch vụ khác liên quan nhằm tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

* Đối với từng ngành

- Trồng trọt: Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh và tăng mạnh vụ đông xuân, đẩy mạnh phát triển cánh đồng 50 triệu đồng/ ha/năm, tạo ra giá trị cao nhất/ đơn vị diện tích.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp đồng thời cải thiện chất lượng giống, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng nơi, đáp ứng yêu cầu thị trường về phẩm chất để đạt kinh tế cao nhất, giảm giá thành sản phẩm.

+ Đối với cây lương thực: thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu trên cơ sở từng bước đẩy mạnh xây dựng vùng lúa đặc sản (trên trục nghìn ha) tại các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và phát triển cây lương thực tại các huyện khác trong tỉnh.

+ Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả: Phát triển sản xuất hàng hoá nông sản chất lượng cao (chú trọng sản phẩm dứa, dưa - 5 nghìn ha và cói các loại khoảng 2 nghìn ha) đáp ứng thị trường, ưu tiên xuất khẩu trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu thâm canh gắn chặt với nhà máy chế biến tại thị xã Tam Điệp và cụm công nghiệp, làng nghề ở Nho Quan và Kim Sơn.

+ Đối với cây rau màu: phát triển diện tích rau màu bằng cách tăng diện tích vụ đông xcuân (mở rộng vài nghìn ha trồng khoai tây, ớt, khoai lang v.v.. chuyên canh) huyện Kim Sơn, Yên Mô và Yên Khánh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhằm sản xuất rau, màu đạt tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia, quốc tế để tiêu dùng và một phần xuất khẩu

+Đối với cây cảnh: trồng cây cảnh xuất khẩu ra thị trường cũng là môt hướng đi để nâng cao giá trị kinh tế cho các hoạt động trồng trọt vì Ninh Bình có nhiều nghề truyền thống, có nguồn đá tự nhiên tạo cảnh quan, có rừng tự nhiên cung cấp cây và gần thị trường tiêu thụ.

Bảng 2: Cơ cấu gia tăng giá trị của ngành trồng trọt

Loại cây trồng Cơ cấu

2005 2010 2015 2020

Toàn ngành 100 100 100 100

Cây lương thực 69,7 69,7 67 65

Cây thực phẩm 6,0 8,1 8,3 8,5

Cây ăn quả, công nghiệp 18,0 16,0 20,0 22,0

Cây cảnh 1,7 2,6 4,5 5,5

Nguồn: Sở kế và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Theo tính toán vào năm 2010 lương thực quy thóc đạt khoảng 500 ngàn tấn, sau khi đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ là 250 - 260 ngàn tấn, tỉnh có 200- 230 ngàn tấn lúa hàng hoá. Như vậy, dự án phát triển vùng lýa đặc sản có cơ sở khoa học và thực tế, cần ưu tiên phát triển.

- Chăn nuôi: Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở chuyển đổi mô hình từ chăn nuôi hộ gia đình là chính sang chăn nuôi công nghiệp theo quy mô vừa, quy mô lớn với thực hiện cải tạo toàn diện nguồn guống, đẩy mạnh công tác chú ý và chăn nuôi hướng mạnh tưới xuất khẩu.

Dự kiến thịt tiêu dùng vào năm 2020 của tỉnh sẽ gần 20 ngàn tấn các loại. đến năm 2010 thị trường tiêu thụ thịt tại chỗ sẽ tăng lên trên 13 ngàn tấn. Nếu tỉnh chiếm được từ 5 đến 10% thị phần loại này của đô thị Bắc Bộ cũng có thể tiêu thụ được 7-8 ngàn tấn thịt nạc. Bên cạnh đó khi đã có tiền đề xuất khẩu thịt lơn các loại thì cần đẩy mạnh phát triển sản xuất hơn nữa đồng thời giữ vững thị trường.

Duy trì phát triển đàn trâu bò lấy thịt, lấy sữa là chính, dự báo đến năm 2010 đàn trâu là 20.000 con đến năm 2020 là 25.000 con. Đàn bò của tỉnh năm 2010 vào khoảng 60.000 con và vào năm 2020 tăng lên khoảng 70.000 con. Tuy nhiên cần coi trọng hiệu quả dự án và tính bền vững khi phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Do chất lượng thịt, do kinh nghiệm của nhân dân và điều kiện tự nhiên phù hợp, dự báo đến 2010 toàn tỉnh cần phát triển đàn dê lên khoảng 50.000 con và tới năm 2020 đàn dê của tỉnh đạt tới gần 100.000 con. Phát triển chăn nuôi dê hàng hoá (lấy sữa, lấy da, lấy thịt) coi đây là biện pháp phát triển hàng hoá có thương hiệu Ninh Bình và tăng thu nhập cho nhân dân.

Đàn gia cầm năm 2006 có 2.952.300 con, đến năm 2010 cần phát triển đàn gia cầm nên khoảng 3.050.000 con và khoảng 3.080.000 con gia cầm vào năm 2020. Phát triển mạnh chăn gia cầm trên cơ sở sử dụng tối đa thức ăn tại chỗ, phát triển tốt chế biến thành sản phẩm có chất lượng, chế biến thức ăn công nghiệp và đảm bảo dịch vụ thú y.

- Dịch vụ nông nghiệp

+ Mở rộng, nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giống, dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ tài chính, dịch vụ điện, dịch vụ bưu chính viễn thông và dịch vụ thuỷ nông v.v..

+ Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu đối vớ sản phẩm và quảng bá giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tập huấn cho nông dân và củng cố, phát triển mạnh các hợp tác xã cũng như hội ngành nghề nông nghiệp.

b. Lâm nghiệp

1. Quan điểm phát triển

Phát triển lâm nghiệp hiệu quả và bền vững trên cơ sở tổ chức hiợp ý để phát triển kinh tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, tài nguyên đất đai, tài nguyên nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

- Về kinh tế: Phấn đấu nâng cao giá trị đóng góp kinh tế của ngành vào khoảng 4% bằng cách đưa tăng trưởng lền gần 10% và thực hiện chuyển đổi

cơ cấu kinh tế lâm nghiệp cân đối giữa xây dnựg rừng, khai thác chế biến và dịch vụ lâm nghiệp vào năm 2020.

- Về môi trường: xây dựng lâm phận 3 loại rừng với cơ cấu hợp lý, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng từ 30% vào năm 2020, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với đất đai, nguồn nước, đa dạng sinh học bảo vệ sinh thái rừng nhiệt đới và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Về quốc phòng, an ninh và nâng cao mức sống: Thông qua xây dựng lâm phận, phát triển sản xuất lâm nghiệp sẽ tạo được thêm việc làm cho lao động thường xuyên và lao động trong những ngày nông nhàn, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân và làm cơ sở để củng cố quốc phòng an ninh chính trị.

3. Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp

- Phương hướng chung: dự kiến đến năm 2020 nâng độ che phủ của rừng lên 30% trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu xây dựng lâm phận và cơ cấu kinh tế lâm nghiệp nhằm nâng cao giá trị đóng góp của ngành, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Phương hướng xây dựng lâm phận

+ Đối với sản xuất, tăng cường bảo vệ kết hợp trồng rừng thâm canh tại các huyện Nho quan, Gia Viễn, trồng cây phân tán tại vùng đồng bằng trên tất cả các huyện trong tỉnh để cung cấp nguyên liệu gỗ, tre... và củi đồng thời nâng cao giá trị bảo vệ môi trường sinh thái của rừng.

+ Đối với rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm nâng cao vai trò điều hoà nguồn nưéơc, chống lũ lụt và bảo vệ đất đai tại thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn. Bên cạnh đó xây dựng nhanh hệ thống rừng phòng hộ ven biển (huyện Kim Sơn) và rừng phòng hộ môi trường cho thành phố, các thị xã và khu, cụm công nghiệp.

+ Đối với rừng đặc dụng: ưu tiên xây dựng hoàn thiện hệ thống rừng đặc dụng, đặc biệt đối với những khu rừng thuộc Vườn Quốc Gia Cúc Phương và

khu đất ngập nước Vân Long. Đẩy mạnh xây dựng rừng cảnh quan phục vụ du lịch, trong đó chú trọng xây dựng và bảo vệ những khu rừng cảnh quan tại các khu du lịch trọng điểm.

- Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp

Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa xây dnựg rừng, khai thác chế biến lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp như sau:

+ Giá trị xây dựng chiếm khoảng 15% tổng giá trị ngành GDP lâm nghiệp. Cụ thể trồng mới 500 ha rừng, trong đó trên 100 ha rừng kinh tế, 250 rừn đặc rụng và trồng 1,3 triệu cây phân tán.

+ Giá trị khai thác và chế biến khoảng chiếm xấp xỉ 70% trên cơ sở khai thác hợp lý vốn rừng và đẩy mạnh chế biến đồ mộc cao cấp và đồ gỗ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

+ Giá trị dịch vụ lâm nghiệp lên tới 15% qua đó góp phần nâng cao hơn nữa giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp trên cơ sở thu hút khách du lịch và thu thuế tài nguyên rừng.

Nếu thực hiện được như trên, cơ cấu kinh tế lâm nghiệp có bước chuyển đổi cơ bản và phát huy được tiềm năng cũng như tạo ra được đột phá mang lại giá trị kinh tế cao.

c. Thuỷ sản

1. Quan điểm phát triển

Coi thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng, phát triển sản xuất và góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển thuỷ sản gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh nuôi trồng, đánh bắt ven bờ, xa bờ cùng chế biến ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO.

Phát triển sản xuất thuỷ sản gắn liền với công tác bảo tồn sinh cảnh biển, các loài quỳ biển, hệ sinh thái ven biển cũng như môi trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong suốt thời gian quy hoạch.

2. Mục tiêu phát triển ngành

Phát triển thuỷ sản toàn diện, phấn đấu giá trị sản xuất của ngành tăng khoảng 15%/năm/giai đoạn đầu và tăng khoảng 10% giai đoạn 2011-2015 và xâp xỉ 7% trong giai đoạn 2016-2020 đồng thời giữ gìn cũng như bảo vệ tài nguyên thuỷ sản và bảo vệ môi trường.

Đối với xuất khẩu, phấn đấu giá trị xuất khẩu tăng bình quân lên khoảng 36%/năm; Đến năm 2010 đạt giá trị 18 triệu USD và đến 2020 đạt giá trị khoảng 25-27 triệu USD

3. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuỷ sản

- Nuôi trồng thuỷ sản: mở rộng nuôi cá lồng trên mặt sông, hồ và ở vùng trũng hưu ngạn Sông Hoàng Long (chép, trắm, chim trắng, rô phi...) tăng lên hàng trăm lồng vào năm 2020.

Nuôi tôm sú, cua, ngao v.v. theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tại vùng ven biển gồm 5 xã thuộc Kim Sơn, trong đó đặc biệt chú ý công tác ươm giống vào năm 2020.

Vùng chiêm trũng năng suất lúa thấp và không chắc ăn chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản (cá chép, cá trắm v.v..) tại các huyện Gia Viên, Hoa Lư, Nho Quan. Chú trọng thâm canh những loại thuỷ có giá trị kinh tế cao như ba ba, ếch.

- Khai thác, chế biến thuỷ sản: nhìn chung khai thác, chế biến thuỷ sản được quan tâm đúng mức trên nguyên tắc nâng cao giá trị sản xuất nhưng bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường

Đầu tư phương tiện để khai thác hải sản dài ngày ở như trường xa (năm 2010 có 20 đội, năm 2015 tăng lên khỏng 35 độ và 2020 cố gắng tăng lên khoảng 40 - 45 đội) đồng thời vẫn chú ý đánh bắt gần bở. Chế biến thuỷ sản

cần được đẩy mạnh ngay tron giai đoạn đầu quy hoạch theo tiêu chuẩn ISO nhằm tạo ra ngày một nhiều sản phẩm cho xuất khẩu.

- Dịch vụ thuỷ sản: đẩy mạnh khuyến ngư, đặc biệt đối với nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, trong đó chú trọng khâu giống, chế biến; Thúc đẩy hoạt động tín dung tiết kiệm với tỷ lệ hợp lý để phát triển sản xuất; Chú ý dịch vụ điều phối nước, điện v.v..

Phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ thu mua và hậu cần thuỷ sản. Củng cố các thị trường truyền thống cũng như tích cực tìm kiếm thị trường mới trong đó trọng tâm là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc...

1.4.2.2. Phương hướng phát trển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 88 - 108)