Đánh giá và lựa chọn phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 87 - 88)

1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.4.1. Đánh giá và lựa chọn phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh

chung của tỉnh

Phát triển kinh tế - xã hội củ Ninh Bình tới năm 2020 về cơ cấu ngành kinh tế có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau đây:

Bảng 2.1: Tổng hợp hai phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (giá hiện hành 2005)

Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 2010 2015 2020 2010 2015 2020

Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100

- Công nghiệp 45 45 43 44 43,5 43

- Nông nghiệp 18 13 11 18 12,5 10

- Thương mại 37 42 46 38 44 47

Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đ) 21.600 31.600 32.800 23.600 38.000 47.900

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình

Phương án 1: Đáp ứng được mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của

tỉnh đề ra, cũng như các mục tiêu của kế hoạch giai đoạn 2006 -2010 và 2010 - 2020.

Thực trạng phát triển trong giai đoạn 2001 - 2005 và xu thế triển vọng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có sự hình thanìh và phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung của tỉnh cho thấy đây là phương án có tính khả thi cao.

Tiếp tục đầu tư vào công nghiệp với công nghệ cao; phát triển hài hoà các ngành dịch vụ và sản xuất nông sản hàng hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kết hợp trước mắt với lâu dài, tạo tiền đề cho phát triển nhanh và bền vững những giai đoạn sau. Thực hiện phương án 1 trong giai đoạn đầu đòi hỏi nhu cầu đầu tư lớn nhưng thấp hơn phương án 2, đạt xấp xỉ bằng 4.320 tỷ đồng ( 2006/2010)/ năm và 6.440 tỷ đồng (2010-2020)/năm, nhưng sẽ tạo điều kiện để tỉnh có thể tích luỹ để phát triển trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Phương án 2: là phương án chuyển đổi cơ cấu nhanh nhưng đòi hỏi phải

xuất vật chất và dịch vụ phát triển nóng thiếu tính bền vững, đặc biệt là nông nghiệp chưa phát triển hài hoà. Hơn nữa rất khó có thể huy động đủ nguồn vốn đầu tư tới trên 109 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2006-2020 để phát triển kinh tế xã hội.

Tóm lại, xét hai phương án trên, phương án nào cũng quán triệt tư tưởng xcuất phát điểm từ quan điểm xây dựng nền kinh tế tự chủ đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với khả năng nguồn lực. Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy, nếu lựa chọn thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo phương án 1, đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình sẽ trở thành một tỉnh có mức tăng tưởng kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hợp lý, mức độ huy động vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội ở mức độ phù hợp với khả năng của tỉnh.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w