Xâydựng kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 123 - 125)

2. CÁC GIẢI PHÁO CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚ

2.6. Xâydựng kết cấu hạ tầng

Phát triển kết cấu hạ tầng là cơ sở cơ bản quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và cần đi trước một bước. Phát triển kết cấu hạ tầng cần có tầm nhìn xa, đồng bộ trên cơ sở các bước đi hợp lý, đáp ứng được mục đích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài.

Phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội gồm cả nguồn lực bên ngoài và ứng dụng khoa học, công nghệ cũng như vật liệu mới, bảo đảm công trình phát huy được giá trị sử dụng lâu dài và bảo đảm công tác duy tu bảo dưỡng.

Phát triển kết cấu hạ tầng cần đầu tư lớn về nguồn vốn, nhân lực và tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội cho nên cần xác định đúng trọng tâm, trọng

điểm đầu tư và công tác quy hoạch cùng giám sát, đánh giá cần được coi trọng đúng mức.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải ngang tầm với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và xứng đáng là cửa ngõ của vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển kết cấu hạ tầng để thoả mãn nhu cầu mọi thành phần và đẩy mạnh phát triển KT - XH hiệu quả, bền vững.

a. Đối với hệ thống giao thông, đổi mới cơ chế để tạo ra đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng từ giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, 10, 12A, 45. Khẩn trương làm các đường tránh, đường nối, đường đến các khu du lịch trọng điểm, đường vào khu cụm công nghiệp và đường đường vành đai, tạo nên sự thông thoáng tuyến giao thông chính.

Nâng cấp hệ thống đường tỉnh lộ nhất là tuyến Yên Mô đi Kim Sơn, tuyến Hoa Lư đi Cúc Phương và xây dựng đường chiến lược ven biển nhằm phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển và củng cố quốc phòng, an ninh. Mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã và liên xóm phục vụ tốt nhất phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chú trọng tới các làng nghề và vùng nguyên liệu (lúa, dứa, thuỷ sản v.v...)

Nâng cấp, mở rộng giao thông thuỷ bằng cách khơi tuyến trên hệ thống sông Đáy và nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng và kho bãi trong đó ưu tiên vận chuyển than và chuyển vật liệu xây dựng. Khẩn trương nâng cấp cảng Ninh Phúc và một số cảng nhỏ khác nhằm phát huy lợi thế của tỉnh để phát triển công nông nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng nơi cho tàu thuyền tránh bão tại huyện Kim Sơn.

b. Đối với thuỷ lợi, như đã trình bày cụ thể ở phần nông nghiệp tuy nhiên cần chú ý những vấn đề sau:

Rà soát lại quy hoạch thuỷ lợi và đẩy mạnh công tác xây dựng trên cơ sở chú trọng cả hai mặt là tưới và tiêu nước.

Chú ý đặc biệt quy hoạch, thiết kế và thi công hệ thống đê biển cần tính toán đến mực nước biển dâng cao.

Hợp tác với các tỉnh và đặc biệt là Hà Nội trong việc xử lý nguồn nước thải của Hà Nội qua hệ thống sông Đáy.

d. Đối với công trình dịch vụ trọng điểm, xây dựng, củng cố hạ tầng dịch vụ thành phố Ninh Bình để phục vụ nhân dân và thu hút, lưu lại khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài.

Đẩy mạnh xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hạ tầng dịch vụ tại khu du lịch văn hoá lịch sử cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu sinh thái vườn Quốc gia Cúc Phương và khu Vân Long v.v...

đ. Đối với các công trình khác, quy hoạch, nâng cấp và xây dựng hoàn thiện hạ tầng đô thị khác của tỉnh. Cần đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị (thành phố Ninh Bình, 3 thị xã và khu du lịch trọng điểm) và hệ thống thoát nước sông Đáy đối với Hà Nội.

Xây dựng thêm các công trình văn hoá thể thao tại thành phố Ninh Bình, 3 thị xã và các thị trấn. Mở các phòng tập cao cấp hay trung tâm thể thao theo hướng gọn tại khu vực du lịch trọng điểm, khu công nghiệp, thương mại trọng điểm và các thị trấn cũng như thị tứ.

Trên cơ sở đó để tăng trưởng kinh tế nhanh - bền vững và làm bộ mặt đô thị, nông thôn và trụ sở cơ quan được đổi mới, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Môi trường sinh thái, vệ sinh đô thị cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt và giải quyết được nhu cầu việc làm của nhân dân nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 123 - 125)