Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 66 - 70)

B. Lâm nghiệp

2.2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

a. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và giá trị đạt được

Giai đoạn 2001-2005, ngành đã có bước phát triển nganh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,9%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 3.040 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2001.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Kết quả của quá trình chuyển biến mạnh do đã hình thành và đi vào hoạt động khu công nghiệp Tam Điệp, cụm công nghiệp Gián Khẩu v.v... và sản phẩm vật liệu xây dựng tăng đột biến. Vì vậy ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế, tăng từ 22,77% năm 2001 lên 35,17% năm 2005.

Bảng 17. Cơ cấu công nghiệp giai đoạn 2001-2005

Chỉ tiêu công nghiệp Cơ cấu (%)

2001 2005

1. Phân theo thành phần kinh tế 100 100

- Kinh tế Trung ương 49 47

- Kinh tế địa phương: 51 53

+ Kinh tế nhà nước 24 10

+ Kinh tế ngoài nhà nước 27 43

2. Phân theo ngành công nghiệp 100 100

- Công nghiệp khai thác 6 7

- Công nghiệp chế biến 63 84

- Công nghiệp còn lại 31 12

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005

Các thành phần tham gia sản xuất công nghiệp giai đoạn này có sự chuyển đổi tích cực, trong đó thành phần kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng ngày càng tăng từ 51% năm 2001 tăng lên 53% năm 2005; Trong thành phần kinh tế địa phương thì thành phần kinh tế nhà nước giảm từ 24% năm 2001 đến năm 2005 còn 10%. Toàn ngành có 17.835 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh và 12 doanh nghiệp nhà nước.

Đặc điểm nổi bật cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn phát triển vừa qua như sau:

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản là nhóm đã tạo ra đột phá về chất lượng để sản xuất ra một số mặt hàng xuất khẩu.

+ Trong công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp còn lại chủ yếu tập trung khai thác vật liệu xây dựng và đẩy mạnh phát triển ngành dệt may, thêu ren và chiếu cói theo hướng xuất khẩu.

b. Tình hình phát triển Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất ra các mặt hang thủ công mỹ nghệ. Hiện tại theo đánh giá của Tổ chức JICA Nhật Bản có tới 88 làng nghề bao gồm:

+ Nghề thêu ren (Ninh Hải –Hoa Lư) có từ thời nhà Trần, hiện nay có vài chục nghìn lao động với mức lương 0,5 triệu đồng/ tháng. Sản phẩm thêu ren đặc sắc, mang đậm nét văn hóa Việt, tạo được uy tín tại các nước phát triển Tây Âu. Các loại sản phẩm này còn được tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình không những cho khách hàng Việt Nam mà còn cho khách du lịch nước ngoài.

+ Nghề cói (Kim Sơn – Yên Khánh) sản phẩm cói xuất khẩu bình quân đạt 1.500 m2 thảm, 500 nghìn m2 chiếu các loại và trên 3 triệu chiếc làn, 1 triệu chiếc nệm lót ghế, hơn 2 triệu hộp các loại và 2,5 triệu kiểu loại mẫu nhỏ khác nhau. Nghề cói đã tạo việc làm thường xuyê cho 1.500 lao đong và trên 25.000 lao động nông nhàn ở nông thông với mức thu nhập bình quân đạt 400.000 – 500.000 đồng/ người/ tháng.

+ Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân – Hoa Lư, là một nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Ninh Bình, đến nay vẫn được bảo tồn và phát triển. Các sản phẩm mỹ nghệ của Ninh Vân không những đáp ứng thị trường trong tỉnh mà còn đáp ứng thị trường Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và xuất sang các nước trong và ngoài khu vực.

+ Hàng mộc cao cấp và nghề mây tre đan, chủng loại sản phẩm, mẫu mã chất lượng và giá thành hấp dẫn của làng nghề mộc cao cấp ở Ninh Phong Hoa Lư và nghề mây tre đan ở Nho Quan, Gia Viễn đã, đang và sẽ còn được thị trường các địa phương trong nước và ngoài nước ưa chuộng.

e. Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong thời gian qua công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có được một số sản phẩm với khối lượng tăng nhanh và được thị trường chấp nhận.

Bảng 18. Sản lượng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản phẩm chủ yếu Đơn vị tính 2001 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bình quân/ năm (%) A. Công nghiệp 1. Xi măng và clanhke 103 tấn 157 247 268 1,155 55,7 2. Thép xây dựng 103 tấn 16 93 124 139 55,9 3. Đá khai thác 103 tấn 1,210 1,320 1,765 1,832 12,2 4. Gạch đất nung Triệu viên 163 211 220 283 10,6 5. Bê tông đúc sẵn M3 8 15 20 20 23,1 6. Phân hóa học TW 103 tấn 45 82 90 163 7,5

7. Quần áo may sẵn 103 chiếc 1,444 2,553 2,360 1,891 8,5 8. Điện sản xuất TW Triệu Kwh 510 630 633 661 3,6 9. Nước khoáng 103 lít 1,947 4,001 2,500 4,000 27,2 B. Tiểu thủ công nghiệp

1. Chiếu còi 103 lá 2,029 5,361 5,434 5,253 12,4 2. Thảm cói 103 m2 1,230 1,919 1,580 1,250 12,4 3. Hàng thêu 103 bộ 578 488 1,184 947 3,3

C. Nông – lâm – thủy sản 1. Thịt đông lạnh

XK

Tấn 1,690 1,608 1,703 2,922 30,5

2. Gạo, ngô xay sát 103 tấn 376 386 408 499 8,1

Trong số các sản phẩm chủ lực thì sản phẩm như xi măng, đá xây dựng, thép, bê tong v.v có tăng trương. Sản phẩm nông sản có gạo, thịt gia súc và dứa hộp các loai xuất khẩu nhưng khối lượng nhỏ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ thêu ren, thảm, chiếu cói đã xuất khẩu được ra bên ngoài. Có được như vậy do chính sách của địa phương về giá thuê đất và hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đã tác động tích cực, giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.

d. Đánh giá chung

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng mạnh, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh – xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Đến năm 2005 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thu hút được 79.900 lao động (chiếm 17,4% lao động toàn tỉnh) và so với năm 2001 đã thu hút them được 27.800 lao động.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém như sau:

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật, trình độ công nghệ còn yếu kém, lạc hậu, một số sản phẩm làm ra ít có sức cạnh tranh trên thị trường và gây ô nhiễm môi trường.

- Trình độ tay nghề, trình độ quản lý, trang bị của người lao động tuy có nhiều tiến bộ, song còn nhiều bất cập so với yê cầu, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghệ, tiểu thủ công nghiệp đứng trước sức ép và cạnh tranh gay gắt trong cùng loại sản phẩm với các tỉnh và đặc biệt là khi Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Sự phối hợp giữa các ngành trên lãnh thổ cũng như với các địa phương khác ngay trong vùng đồng bằng, nam đồng bằng sông Hồng cũng như trong cả nước còn hạn chế.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w