Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 122 - 123)

2. CÁC GIẢI PHÁO CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚ

2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp

Tỉnh Ninh Bình coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ quy hoạch, vì vậy cần tập trung tổ chức:

Bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chứcquản lý Nhà nước, ưu tiên cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Đối với các công ty vừa, công ty nhỏ và khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như làng nghề, chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo phải bao gồm cả nâng cao kỹ năng tác nghiệp tuân theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tình hình mới.

Đối với các chủ hộ trang trại hay hộ gia đình, cần đào tạo và tập huấn về kỹ thuật, trong đó chú ý công tác khuyến nông lâm ngư cũng như trình độ quản lý theo mô hình "trang trại mở" nhằm hướng tới mỗi chủ trang trại và chủ hộ gia đình là một tế bào kinh tế vững mạnh.

b. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên dịch vụ.

Trong điều kiện cụ thể khi tỉnh Ninh Bình có trường Đại học Hoa Lư thì trong chiến lược đào tạo phải đa ngành nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, kế toán, nhân viên ngân hàng, giáo viên và kỹ sư đáp ứng tình hình mới.

Việt Nam đã trở thành thành viên WTO cho nên việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, hiểu biết khoa học kỹ thuật tiên tiến và sử dụng được phương tiện, thiết bị hiện đại là yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài đối với cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ. Vì vậy tỉnh cần có chương trình hợp lý để đào tạo cũng như đào tạo lại đội ngũ này.

Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề chế biến xi măng, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, nghề xây dựng, nghề lắp máy, nghề điện tử viễn thông, chế biến nông lâm thuỷ sản và đặc biệt là nghề phục vụ đáp ứng thị trường lao động trong tỉnh, thị trường vùng đồng bằng sông Hồng và thị trường nước ngoài.

Để Ninh Bình giải quyết thành công được việc chuyển đổi lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo sang lao động công nghiệp, dịch vụ qua đào tạo, tỉnh cần đào tạo theo 3 phương thức cơ bản sau đây:

- Những người đủ trình độ tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học và trường dạy nghề sẽ học chính quy để trở thành lực lượng lao động nòng cốt;

- Những người không đủ tiêu chuẩn vào được các trường nêu trên thì sẽ tham gia đào tạo tại các trung tâm dạy nghề ở tỉnh ở huyện và học nghề tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Số còn lại chủ yếu tham gia sản xuất nông lâm ngư nghiệp hay sản xuất hàng hoá thủ công sẽ học thông qua sản xuất bằng cách tham gia hoạt động khuyến nông lâm ngư hay học qua làm tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 122 - 123)