Giải pháp khai thác sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 112 - 115)

2. CÁC GIẢI PHÁO CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚ

2.2.Giải pháp khai thác sử dụng đất đa

Sử dụng hiệu quả bền vững quỹ đất, làm cơ sở cơ bản nhất để phát triển ngành, phát triển đô thị và phát triển bền vững KT-XH trong giai đoạn tăng tốc.

Bảng 2.6: Phương án sử dụng đất đai đến năm 2020

TT Sử dụng đất 2005 2010 2020

1 Đất nông nghiệp (ha) 94.279,0 103.924,0 103.022,0

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 61.387,0 66.072,0 65.038 1.2 Đất lâm nghiệp 27.644,0 30.204,0 30.204,0 1.3 Đất nuôi trồng Thuỷ sản 5.164,0 7.567,0 7.700,0

1.4 Còn lại 84,0 81,0 80,0

2 Đất phi nông nghiệp (ha) 27.799,0 33.372,0 35.010,0

2.1 Đất ở 5.346,0 6.006,0 9.500,0 2.2. Đất chuyên dùng 15.973,0 20.925,0 24.500,0 2.3 Còn lại 6.480,0 6.441,0 1.010,0 3 Đất chưa sử dụng (ha) 16.933,0 1.715,0 979,0 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 8.503,0 736,0 0 3.2 Đât đốc chưa sử dụng 8.430,0 979,0 979,0 Tổng (ha)) 139.011,0 139.011,0 139.011,0

Nguồn: Sở tài nguyên Môi trường Ninh Bình

Ghi chú: đến năm 2020 là ước tính dựa trên biến động sử dụng đất trong giai đoạn trước và mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2020.

b. Phương án sử dụng đất: Bảng 27 trình bày phương án sử dụng đất đai trong suốt thời kỳ quy hoạch. Ưu đimẻ của phương án là quỹ đất được đưa vào sử dụng tốt hơn, đối với đất sản xuất nông nghiệp thì thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích; Đất phi nông nghiệp thì ưu tiên cho hoạt động công nghiệp và dịch vụ; Đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng mà trước tiên là canh tác nông nghiệp theo nghĩa rộng. Cụ thể như sau:

* Đối với đất nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp giai đoạn đầu tăng tuy nhiên giai đoạn sau giảm xuống chút ít; Theo phương án sử dụng đất chi tiết thì diện tích thâm canh thuộc 3 huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô được tăng lên để phát triển lúa xuất khẩu chất lượng cao và mở rộng cùng thâm canh vụ đông. Ổn định diện tích rừng trồng và mở rộng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp ở các huyện Gia Viễn, Nho Quan, một phần thị xã Tam Điệp. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển và tại các hồ, ruộng trũng có đủ điều kiện thuộc vùng chiêm trũng.

* Đối với đất phi nông nghiệp: đất phi nông nghiệp được mở rộng do thị xã Ninh Bình được phát triển trở thành thành phố NinhBình, do mở mang thị xã công nghiệp Tam Điệp, xây dựng mới thị xã Phát Diệm, thị xã Nho Quan và mở mang thị trấn, thị tứ; Do đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp và khu dịch vụ tổng hợp, đặc biệt là khu du lịch trọng điểm. Đây là tiền đề quan trọng để nâng giá đất nên cao hơn, tạo cú hích cho thị trường bất động sản.

* Đối với quỹ đất chưa sử dụng: đất chưa sử dụng giảm xuống vì được chuyển sang phát triển nông lâm hay nuôi trồng thuỷ sản hoặc phát triển hoạt động dịch vụ

Nhược điểm của phương án này là ở vùng xung quanh thành phố Ninh Bình, 3 thị xã, một thị trấn và cụm công nghiệp quỹ đất nông nghiệp truyền thống bị thu hẹp do mở mang đô thị và khu công nghiệp. Mặt khác khi đó chất lượng đất sẽ bị bạc màu hay bị ô nhiễm nếu không đựơc quản lý bền vững

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 112 - 115)