Mục tiêu chuyển dịch

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 83 - 84)

1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.2.2. Mục tiêu chuyển dịch

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm mục đích đưa kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát huy tối đa mọi tiềm năng của Ninh Bình để thực hiện vượt các chỉ tiêu chính đã được xác định trong Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị trong kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 54 của Chính phủ đối với vùng Đồng bằng Sông Hồng. Cụ thể là đưa Ninh Bình trở thành tỉnh nằm trong nhóm đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó thu hẹp được khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực giữa Ninh Bình so với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Chủ động hội nhập mạnh mẽ với khu vực nhằm nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh lên một cách rõ rệt. Giải quyết tốt những vấn đề xã hội, trong đó ưu tiên chuyển đổi lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ cùng giải quyết việc làm ở đô thị.

Khai thác sử dụng có hiệu qưủa nguồn vốn cho phát triển các lĩnh vực có sức cạnh tranh, các ngành sản xuất hướng xuất khẩu, phát huy có hiệu quả tiềm lực sẵn có và các lợi thế so sánh, tích cực hội nhập, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ từ bên ngoài, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng chuẩn bị cho điều kiện cho bước phát triển tiếp theo. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính, ngân hàng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao cho công nghiệp chế biến.

Đầu tư phát triển và mở rộng cá ngành công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế tác, các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ, coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn để phục vụ sản xuất và đời sống.

Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, trao đổi và giao lưu với các tỉnh khác dưới nhiều hình thức, đặc biệt chú trọng hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Duy trì và phát huy tiềm năng xuất khẩu nhằm tăng nhanh hiệu quả đầu tư và sản xuất hàng hoá.

Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đê đến năm 2020 có đội ngũ lao động tay nghề, trình độ tiếp cận với khoa học hiện đại.

Song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cần củng cố quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội, đảm bảo tự do tôn giáo đúng pháp luật. Thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w