2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh NinhBình giai đoạn 2001-
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tư
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trên lãnh thổ tỉnh phần lớn là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn của dân và tư nhân, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 51,3% vốn của dân và tư nhân chiếm 30,8% trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ chiếm 0,2%.
Bảng 6. Vốn đầu tư tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005
(Giá hiện hành, đơn vị tính: triệu đồng)
Ngành 2001 2003 2004 2005
Tổng số 391.522 2.040.454 2.546.314 2.747.734 1. Ngân sách nhà nước 241.657 727.162 1.444.509 1.409.673 2. Vốn tín dụng (trong 46.485 606.020 391.923 385.181
nước)
3. Vốn đầu tư của các
doanh nghiệp 46.698 64.226 27.743 101.118
4. Vốn của dân và tư
nhân 56.682 578.782 679.324 845.662
5. Đầu tư trực tiếp của
nước ngoài - 64.264 2.815 6.100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
Vốn đầu tư là yếu tố quyết định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó đảm bảo cho khai thác lợi thế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ. Đi liền với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo GDP thì cơ cấu đầu tư cũng có sự thay đổi tương ứng.
Bảng 7. Vốn đầu tư phát triển chia theo ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình
(Giá hiện hành, đơn vị tính: triệu đồng)
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % 2001 103.929 31.70 105.734 32.25 118.178 36.05 2003 188.998 12.90 960.079 65.54 315.833 21.56 2004 293.447 14.36 1.346.986 65.93 402.537 19.71 2005 371.147 16.26 1.218.25 8 53.36 693.830 30.38
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
Có thể thấy rằng, trong thời gian vừa qua tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, tỉnh vẫn luôn tập trung đầu tư cho khu vực nông nghiệp vì đại bộ phận người dân có cuộc sống gắn với nông nghiệp. Trong nông nghiệp, vốn đầu tư phần lớn là tập trung cho việc xây dựng hệ thống kênh mương, đầu tư cho cây con giống, cho máy móc; ở nông thôn vốn đầu tư chủ yếu vào xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân...
Đối với ngành công nghiệp, trong giai đoạn 2001-2005 nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nhân dân đóng góp chủ yếu được sử dụng để nâng cấp, xây dựng, xây lắp đầu tư trang bị thiết bị mới kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải, bưu điện, công trình thuỷ lợi, công trình phúc lợi công cộng, trụ sở làm việc các ban, ngành. Nhằm củng cố vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Trong công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến được ưu tiên đầu tư nhiều nhất.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ trong giai đoạn 2001-2005 cũng đã có sự chuyển biến đáng kể. Các nguồn vốn được tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, văn hoá giáo dục, tài chính - tín dụng đáp ứng được nhu cầu của hội nhập kinh tế.
Tóm lại, trong thời gian qua vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, điều đó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi đúng hướng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cho kinh tế tỉnh Ninh Bình ngày một phát triển hơn.