1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1.2. Ảnh hưởng của cả nước, vùng đồng bằng sông hồng
Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định chiến lược, kế hoạch 5 năm tới về phát triển kinh tế - xã hội là: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Như vậy việc giao lưu, hợp tác phát triển sản xuất nói chung của cả nước sẽ được đẩy lên mức độ cao hơn, cụ thể khu kinh tế trọng điểm bắc bộ phát triển mạnh là tất yếu khách quan. Đây là động lực, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
Vùng đồng bằng trong đó Nam đồng bằng sông Hồng đã có nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh đến năm 2020. Chính phủ có chương trình hành động cụ thể để phát triển vùng này với các định hướng cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mạnh kết cấu hạ tầng, thâm canh phát triển nông lâm thuỷ sản hàng hoá, phát triển các trung tâm công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch, thương mại, củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ tốt môi trường sinh thái.
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội theo thể chế kinh tế thị trường, nước ta cũng như vùng đồng bằng sông Hồng đã thu được nhiều thành tựu và cũng gặp không ít thách thức. Những bài học hữu ích từ những thành quả đã đạt được và từ những thiếu sót mắc phải, đây chính là những kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước nói chung, vùng đồng bằng và nam sông Hồng nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với Ninh Bình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 54 của Chính phủ đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, phát triển ngành công nghiệp chủ lực, phát triển du lịch, thương mại và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với việc chú trọng phát triển hàng
hoá xuất khẩu trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.