Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 120 - 122)

2. CÁC GIẢI PHÁO CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚ

2.4. Giải pháp về thị trường

Đây cũng là giải pháp quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinhh tế. Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất, cần đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường, coi trọng thị trường nông thôn trong tỉnh, mở rộng thị trường nội địa đi đôi với việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, coi xuất khẩu là động lực cho tăng trường và công nghiệp hoá.

Thị trường nội tỉnh khá rộng lớn đã được tổ chức trên mọi không ian hẹp với mật độ dân số đông, lại có hệ thống đường sá, thông tin khá phát triển so với mức trung bình của cả nước và các vùng lân cận, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh khai thác. Trong thời gian tới cần coi trọng và nâng cao sức mua trong tỉnh, đặc biệt là trong thôn, khai thác trung tâm thương mại phù hợp với trình độ phát triển, đẩy mạnh hoạt động marketing, tuyên truỳên khuyến khích người dân trong tỉnh tiêu dùng các mặt hàng do các doanh nghiệp tỉnh làm ra.

Đối với thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường vật tư nông nghiệp cần tăng cường sự quản lý của tỉnh, có thể uỷ quyền cho một số doanh nghiệp có uy tín cung cấp đầu tư vào cho nông dân thông qua các hợp tác xã. Hạn chế tình trạng để tư thương ép giá bày bán tran lan các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa sử dụng và tiêu thụ, tạo ra thị trường đầu vào ổn định, có chính sách trả góp đối với các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đối với thị trường ngoài tỉnh:

Phải thực sự coi trọng thị trường trong nước, nhất là thị trường vùng bắc bộ đặc biệt chú ý tới thị trường Hà Nội và các thành phố lân cận nhất là về hàng hoá nông sản mà Ninh Bình có thể cung cấp được. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm thì

việc lập các đại diện thương mại ở các thành phố lớn, lập các siêu thị hoặc ký gửi các siêu thị là rất cần thiết.

Thị trường quốc tế là thị trường quan trọng và giàu tiềm năng, các doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình cần phải xúc tiến tìm hiểu, khai thác thị trường này để có chỗ đứng trong tương lai gần khi mà lộ trình hội nhập của nước ta với các tổ chức quốc tế (ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đang tiến hành).

Xúc tiến tìm kiếm khai thác các thị trường như Nhật, Hàn Quốc, EU về thêu ren, dệt may, Hồng Kông về lợn sữa, Trung Quốc về nông thuỷ sản, Tây Ban Nha, Lào về thủ công mỹ nghệ.

Nhanh chóng hoà nhập vào thị trường mới như Mỹ, Trung Cận Đông, các nươc ASEAN, Đông Âu, Mỹ La tinh. Đây là các thị trờng có cầu lớn về các mặt hàng thêu thùa, hàng hoá nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ là thế mạnh của Ninh Bình.

Để tiếp cận và duy trì thị trường quốc tế này đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, hợp với văn hoá và tính cách tiêu dùng của họ. Các doanh nghiệp Ninh Bình phải luôn nâng cao chất lượng, hạ giá thành, thay đổi mẫu mã kiểu dáng phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương.

Mặt khác cần hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất, Ngay nay khoa học kỹ thuật được phát triển với tốc độ cao, tình hình kinh tế cũng thay đổi một cách nhanh chóng, vấn đề sản xuất cái gì và sản xuất cho ai đã trở lên rất quan trọng, do đó phải có thông tin về thị trường rồi mới có thể đáp ứng một cách thích hơp. Doanh nghiệp có càng nhiều thông tin về thị trường thì hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp ngày càng lớn. Thông tin phải trở thành yếu tố quan trọng trong sản xuất và quản lý. Rõ ràng là các doanh nghiệp muốn có thông tin về thị trường, họ phải có đại diện, nhân viên điều tra thị trường, phải được tư vấn, hỗ trợ của nhiều phía, như Bộ Thương mại, Sở Thương mại, hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu; các doanh nghiệp đang có trụ sở ở trong và ngoài nước, đại sứ quán, kiều bào, các nhà doanh

nhân đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài; thông qua các cuộc triển lãi sản phẩm ở trong và ngoài nước; các cuộc xúc tiến thương mại và các đối tác làm ăn với công ty ở nước ngoài và ngoài vùng.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ninh bình (Trang 120 - 122)