Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh do tính chất của quan hệ hôn nhân

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 59)

quan hệ tài sản giữa họ vẫn có thể còn tồn tại nếu một trong hai người thỏa

mãn các điều kiện về cấp dưỡng và được cấp dưỡng (Điều 60 Luật HN&GĐ). Như vậy, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn nhân có yếu tố quyết định đến việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn nhân mới không ảnh hưởng đến việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ chồng.

2.1.5. Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh do tính chất của quan hệ hôn nhân hệ hôn nhân

2.1.5.1. Tính cộng đồng của hôn nhân

Khi quan hệ hôn nhân tồn tại, vợ và chồng cùng nhau xây dựng một gia đình trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu và có trách nhiệm cùng nhau chia sẻ, gánh vác các công việc của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, vợ chồng thực hiện các chức năng kinh tế để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… Để làm được điều đó, vợ chồng phải có khối tài sản chung. Từ đó, bên cạnh quan hệ nhân thân, giữa vợ và chồng còn hình thành mối quan hệ về tài sản. Vì cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng chăm lo cho con cái nên vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập và sử dụng khối tài sản chung này. Khi cuộc sống chung bắt đầu thì không thể lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng tài sản nào là của chung, tài sản nào là của riêng. Nên dường như hàng ngày vợ chồng đều có những hành vi đụng chạm đến tài sản chung của gia đình. Nhưng vì một lý do chính đáng nào đó, vợ, chồng có những tài sản riêng. Điều này đã được pháp luật dự liệu đến. Tuy nhiên, khi tự nguyện đến với nhau bằng quan hệ hôn nhân thì vợ chồng cùng nhau mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc, cùng sinh con và chăm sóc, giáo dục con. Vì vậy, khối tài sản chung của vợ chồng hình thành một cách tự

nhiên do tính chất cộng đồng.

Chính vì vậy, chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các điều 27, 28 Luật HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng).

2.1.5.2. Tính bền vững của hôn nhân

Tính bền vững của hôn nhân được các nhà làm luật đưa ra xuất phát từ những căn nguyên khác nhau: có thể do yếu tố tôn giáo, cũng có thể xuất phát từ các vấn đề của nền kinh tế – xã hội tư bản với sự đề cao chế độ tư hữu và tự do cá nhân, hoặc cũng có thể xuất phát từ đạo đức truyền thống và văn hoá của người phương đông coi trọng tình nghĩa vợ chồng và yếu tố bền vững trong HN&GĐ. Quan niệm phổ biến nhất (đặc biệt ở các nước XHCN) là do hôn nhân được xây dựng trên yếu tố tình cảm giữa các chủ thể để xây dựng gia đình. Gia đình thường bắt đầu từ hôn nhân, các căn cứ phát sinh quan hệ tài sản của vợ chồng dựa trên những sự kiện hôn nhân, từ quan hệ vợ chồng về tình cảm mà phát sinh các quan hệ vợ chồng về tài sản và các quan hệ khác. Đó là những điều kiện đảm bảo cho sự liên kết hạnh phúc, bền vững trong hôn nhân, hôn nhân có bền vững thì gia đình và xã hội mới ổn định và phát triển.

Pháp luật HN&GĐ Việt Nam luôn coi trọng tính bền vững của hôn nhân, vì truyền thống gia đình Việt Nam và xuất phát từ vai trò của hôn nhân (là cơ sở xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững).

Khi kết hôn, không ai nghĩ rằng sẽ có ngày vợ chồng đưa nhau ra Tòa ly hôn, do vậy, vợ chồng toàn tâm toàn ý xây dựng, phát triển khối tài sản trong gia đình. Lúc này, gia đình thực hiện hai chức năng quan trọng là chức năng

giáo dục và chức năng kinh tế. Chức năng giáo dục nhằm tạo điều kiện cho những thành viên trong gia đình phát triển đầy đủ về nhân cách, đạo đức. Chức năng kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Để thực hiện được những chức năng đó, gia đình cần sự đóng góp công sức của mọi thành viên về mọi phương diện, mà trong đó, mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng là mối quan hệ trọng tâm. Chính vì hôn nhân có tính bền vững, tồn tại lâu dài mà quan hệ tài sản của vợ chồng cũng bền vững và ổn định.

2.1.5.3. Tính tự nguyện của hôn nhân

Tính tự nguyện trong quan hệ hôn nhân là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ (khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000). Đây cũng là nguyên tắc có tính kế thừa và xuyên suốt trong các đạo luật về HN&GĐ của nhà nước ta từ năm 1959 đến nay. Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưng thuận giữa các bên trong hôn nhân là một trong các điều kiện căn bản để hôn nhân có hiệu lực.

Tính tự nguyện trong hôn nhân không chỉ là một điều kiện cơ bản để hôn nhân có hiệu lực, mà tính tự nguyện này còn thể hiện xuyên suốt trong quá trình hôn nhân tồn tại, nó thể hiện ở sự tự do ý chí của các chủ thể trong các quan hệ nhân thân và tài sản trong đời sống HN&GĐ, mà biểu hiện cụ thể là sự tự do ý chí trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng, như:

- Tự do ý chí trong việc nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng;

- Tự do trong việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc yêu cầu TA chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có lý do chính đáng;

- Tự do trong việc chia tài sản khi đời sống chung của vợ chồng đã tan vỡ, mục đích hôn nhân không đạt được (ly hôn);

- Tự do trong thực hiện quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng; - Tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng với một mức cao hơn so với quy định của pháp luật…

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)