Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 46 - 48)

Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vợ, chồng được thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật và theo quy định của pháp luật về thừa kế thì vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau (Điều 676 BLDS năm 2005). Điều 686 BLDS năm 2005 quy định: Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: - Vợ, chồng có quyền thừa kế của nhau theo quy định của pháp luật thừa kế; - Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lí tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý tài sản;

- Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu TA xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do TA xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với

người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu TA cho chia di sản thừa kế.

Trên cơ sở quy định của Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị quyết số 02/2000/QĐ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP, TANDTC hướng dẫn:

Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem chia di sản cho những người thừa kế thì vợ hoặc chồng còn sống với gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu duy nhất....

Khi thuộc trường hợp này thì người có yêu cầu chia di sản thừa kế mới chỉ có quyền yêu cầu xác định phần di sản mà họ được hưởng và họ chỉ có quyền yêu cầu chia di sản sau một thời hạn nhất định, cụ thể là ba năm, nếu trong thời hạn này bên còn sống là vợ hoặc chồng của người đã chết chưa kết hôn với người khác.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 680 BLDS năm 2005 thì trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại theo quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Nếu vợ chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được TA cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết, người còn sống vẫn được hưởng di sản. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Chương 2

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)