Trong thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000, các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn thi hành Luật còn chồng chéo, mâu thuẫn. Sự chồng chéo, mâu thuẫn này không chỉ nằm trong các văn bản chuyên ngành điều chỉnh về HN&GĐ hiện hành mà còn nằm trong các văn bản chuyên ngành khác có liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng.
- Sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội đã làm xuất hiện nhiều quan hệ xã hội mới, trong đó quan hệ tài sản của vợ chồng không nằm ngoài quy luật này.
- Nhiều văn bản mới điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng được ban hành. Đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại như BLDS
năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán…
- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đồng bộ, chưa tạo thành hệ thống thống nhất; đội ngũ cán bộ chưa đạt chất lượng cao, trình độ năng lực chuyên môn hay đạo đức của một số cán bộ công chức còn hạn chế; cơ sở vật chất chưa đảm bảo hoạt động.
- Nhận thức của xã hội còn hạn chế. Nhiều người dân ít biết đến các văn bản pháp luật, hoặc biết nhưng không hiểu các nội dung trong văn bản.
Theo khảo sát của Tổ chức Nghiên cứu phát triển Action Aid Việt Nam, nhiều người được hỏi thậm chí còn tỏ ra ngạc nhiên khi được nghe đất ở và đất canh tác mang tên vợ và chồng. Họ cho rằng gia đình có chồng đại diện là đủ hoặc do thiếu hiểu biết, người phụ nữ không dám hỏi chồng về quyền chủ hộ gia đình hoặc người chồng chưa tạo điều kiện để người vợ được có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về HN&GĐ