Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh, thay đổi hay chấm dứt dựa trên sự kiện pháp lý phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 54 - 59)

dựa trên sự kiện pháp lý phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn nhân

Để tồn tại quan hệ vợ chồng thì hai người nam và nữ phải có quan hệ hôn nhân. Hôn nhân là hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà, được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phát sinh do việc kết hôn. “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.

Kết hôn theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 “là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn và điều kiện kết hôn”. Nghĩa là, hai bên nam nữ kết hôn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000. Một trong những điều kiện quan trọng để việc kết hôn được coi là hợp pháp là “việc kết hôn do hai bên nam nữ tự nguyên, không bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000). Theo quy định tại mục 1 điểm b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì thuật ngữ lừa dối, ép buộc, cưỡng ép được hiểu là: một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn; một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên

bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn; một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

Việc kết hôn còn phải tuân thủ các điều kiện về đăng ký kết hôn. Nghĩa là việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận thông qua việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nghi thức Luật định (Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000). Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định của pháp luật đều không có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn…

Như vậy, việc kết hôn phải bảo đảm các điều kiện, thủ tục trên mới được pháp luật thừa nhận và làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Từ khi hôn nhân phát sinh, mối quan hệ giữa vợ và chồng cũng đồng thời xuất hiện. Do đó, việc kết hôn hợp pháp mới làm phát sinh quan hệ hôn nhân, từ đó phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, trong đó có quan hệ tài sản giữa vợ chồng.

Đồng thời, khi xuất hiện các sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân thì quan hệ tài sản giữa vợ chồng cũng chấm dứt. Chẳng hạn khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, hoặc hai vợ chồng ly hôn bằng bản án có hiệu lực pháp luật sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Lúc này, quan hệ vợ chồng không tồn tại, họ không đứng trên vai trò là vợ chồng của nhau nữa nên quan hệ tài sản vợ chồng giữa họ cũng không còn tồn tại nữa.

Các trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng (hôn nhân vi phạm quy định về đăng ký kết hôn):

Điều 11 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định căn cứ pháp lý chấm dứt việc thừa nhận hôn nhân thực tế, đảm bảo mọi trường hợp phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp kết hôn không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước và sau ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực (ngày 03/01/1987) thì giải quyết theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, cụ thể như sau:

+ Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được TA thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000.

+ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết. Trên cơ sở Nghị quyết số 35/2000/QH10, ngày 03/01/2001, TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ đã quy định cụ thể: Nếu họ đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm nêu trên thì quan hệ vợ chồng của họ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu giải quyết về con cái và tài sản thì Toà áp dụng khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 (Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật) để giải quyết.

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nêu trên cũng quy định: Được coi là nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và thuộc một các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

+ Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận;

+ Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; + Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới, hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình...

- Hôn nhân nhiều vợ, chồng (hôn nhân vi phạm quy định về điều kiện kết hôn) vẫn được chấp nhận là hôn nhân hợp pháp, có hai trường hợp cụ thể sau:

+ Một người kết hôn với nhiều người trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc (ngày Luật HN&GĐ năm 1959 của nhà nước ta có hiệu lực, chế độ hôn nhân một vợ một chồng mới được thực thi);

khi tập kết lại kết hôn với người khác ở miền Bắc (giai đoạn từ năm 1954 - 1975) được thực hiện theo quy định của Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về HN&GĐ của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác: Nếu vợ hoặc chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và vẫn muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân trước đây và hôn nhân mới là hôn nhân hợp pháp. Thông tư số 60/TATC hướng dẫn hướng giải quyết khá cụ thể cho từng loại quan hệ hôn nhân và chỉ với những quan hệ hôn nhân được xác lập trong thời gian từ sau ngày ký Hiệp định Giơnevơ đến ngày Luật HN&GĐ áp dụng trong cả nước (từ ngày 20/7/1954 đến 25/3/1977). Trường hợp này chỉ cho phép một người cùng tồn tại hai quan hệ hôn nhân. (Nghị quyết số 02/2000/HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2000).

- Ngoài ra sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân thì còn một sự kiện phục hồi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt trước đó,

theo đó, quan hệ tài sản giữa vợ chồng được phục hồi. Ví dụ trường hợp một người bị tuyên bố là đã chết mà vì lý do nào đó lại trở về thì đương nhiên phục hồi quan hệ vợ chồng nếu người đó chưa kết hôn với người khác. Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Khi toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết mà vợ, chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau có hiệu lực".

- Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, gắp liền với nhân thân của vợ, chồng và xuất phát từ tình nghĩa vợ chồng, từ đạo lý và các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nên trong trường hợp mặc dù hai vợ chồng đã có bản án

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 54 - 59)