Do ảnh hưởng của yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 71 - 72)

Trong xã hội có giai cấp, quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng cũng như mọi quan hệ xã hội khác đều bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Pháp luật vừa là biện pháp, phương tiện để thực hiện chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, nội dung chính trị của giai cấp cầm quyền. Pháp luật quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng không nằm ngoài quy luật này.

Quan hệ pháp luật HN&GĐ (trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng) thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Bởi, nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của Nhà nước, người ta có thể nhận thấy ý chí của nhà nước, tương ứng với một chế độ xã hội cụ thể là một chế độ HN&GĐ cụ thể. Sự liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự kiện pháp lý nhằm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng vì thế không chỉ thể hiện ý chí của cá nhân mà còn mang ý chí của Nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị.

chính trị kèm theo. Các thiết chế chính trị này, đặc biệt pháp luật đã tác động, điều chỉnh các quan hệ xã hội bao gồm cả quan hệ HN&GĐ theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình, phục vụ lợi ích giai cấp của mình. Nhà nước thông qua pháp luật đã thiết lập nên hệ thống quyền, nghĩa vụ cho công dân nói chung, thành viên của gia đình nói riêng. Căn cứ vào lợi ích của Nhà nước, mà chủ yếu là lợi ích của gia cấp thống trị, có gắn với lợi ích chung của xã hội, của gia đình và các thành viên trong đó

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 71 - 72)