quả.
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng quan hệ tài sản của vợ chồng
Trước những khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong quan hệ tài sản của vợ chồng, việc phải hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng là nhu cầu tất yếu khách quan. Cùng với nó, cần phải cũng cố những biện pháp để việc triển khai áp dụng các văn bản về quan hệ tài sản của vợ chồng được thực hiện một cách thống nhất, tự giác và hiệu quả.
- Việc quy định quan hệ tài sản của vợ chồng cần phải phù hợp với quy định của Hiến pháp; phải được thống nhất, đồng bộ trong tổng thể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, tránh mâu thuẫn, chồng chéo. Quan hệ tài sản của vợ chồng trong những trường hợp đặc thù (như quan hệ tài sản của vợ chồng khi tài sản vợ chồng được sử dụng để sản xuất, kinh doanh; quan hệ tài sản của vợ chồng đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…) cần ưu tiên lựa chọn những quy định trực tiếp điều chỉnh, những văn bản pháp luật chuyên ngành.
Cho đến nay, khi Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp luật mới điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật chứng khoán, BLDS, Luật đất đai, v. v.., thì Luật HN&GĐ năm 2000 cũng cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành, trên cơ sở quy định nguyên tắc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong một số lĩnh vực đầu tư kinh doanh cụ thể gắn với đặc thù của mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với luật chuyên ngành đó.
- Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng trước hết phải dựa trên những nguyên tắc nhất định như: Xây dựng quan hệ tài sản vợ chồng phải dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể; phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, luôn bảo đảm mục đích xây dựng gia đình và phát triển gia đình; bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ chồng cũng như sự độc lập tương đối giữa vợ chồng đối với tài sản, đảm bảo mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước; tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho công tác xét xử của Toà án; bảo đảm cho Luật được nghiêm chỉnh thực thi trong cuộc sống…
- Việc quy định trong Luật cũng như các văn bản hướng dẫn cần cụ thể, dễ áp dụng, những thuật ngữ cần được giải thích một cách rõ ràng, thống nhất,
ví dụ như: cần quy định hoa lợi, lợi tức có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt nguồn gốc tài sản làm phát sinh hoa lợi, lợi tức là tài sản riêng hay tài sản chung, trừ trường hợp vợ hoặc chồng đã định đoạt phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của họ từ trước khi kết hôn, mà sau khi kết hôn hoa lợi, lợi tức đó vẫn tiếp tục phát sinh; cần quy đĩnh rõ thuật ngữ “nhu cầu của gia đình” khi tài sản chung của gia đình được chi dùng, thuật ngữ “đồ dùng, tư trang cá nhân” gồm những gì là tài sản riêng của vợ, chồng…
3.2.2.2. Những kiến nghị cụ thể
a) Đối với việc xác định quan hệ hôn nhân
- Trường hợp cán bộ, bộ đội đã có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc, vào miền Nam chiến đấu, công tác lại có quan hệ hôn nhân mới ở miền Nam có được công nhận hôn nhân mới ở miền nam là hợp pháp theo quy định của Thông tư số 60/TATC hay không?
Mặc dù Thông tư số 60/TATC chỉ xác định đối tượng là cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác, nhưng trong một số trường hợp do hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh và yêu cầu nhiệm vụ công tác mà có cơ sở xem xét giống như quy định tại Thông tư số 60/TATC thì chúng tôi cho rằng cũng cần công nhận quan hệ hôn nhân mới của họ là hợp pháp (cùng với quan hệ hôn nhân đã có trước ở miền Bắc). Ví dụ: Do điều kiện công tác mà cơ quan, tổ chức của một người đồng ý cho họ kết hôn (mặc dù họ đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc)…
Nhưng riêng với trường hợp đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc lại kết hôn ở miền Nam trong khoảng thời gian từ 1/5/1975 đến trước 25/3/1977 (thời gian mà đất nước đã thống nhất nhưng Luật HN&GĐ chưa áp dụng ở miền Nam) thì không thể công nhận quan hệ hôn nhân sau là hợp pháp. Người
đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc biết rõ quan hệ hôn nhân mà họ đang có là hợp pháp và việc họ chưa được ly hôn lại kết hôn với người khác là trái pháp luât; điều kiện đất nước đã giải phóng, đã thống nhất nên không còn cơ sở để chấp nhận việc họ không thực hiện Luật HN&GĐ năm 1959.
- Phải hiểu điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội chỉ châm chước cho các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng có vi phạm điều kiện về hình thức đó là chưa đăng ký kết hôn. Do đó, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03-01-1987 được quy định ở điểm a thì hai bên nam nữ cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật HN&GĐ năm 1959 quy định thì mới được công nhận quan hệ đó là quan hệ hôn nhân hợp pháp (trừ các trường hợp cán bộ ở Miền Nam đã có vợ, có chồng nhưng khi ra tập kết ở miền Bắc trước ngày giải phóng Miền Nam họ đã lấy tiếp vợ thứ hai). Đối với các quan hệ hôn nhân được hình thành ở miền Nam trước ngày giải phóng thì cũng không xem xét theo các quy định của Luật HN&GĐ năm 1959.
Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thì Luật HN&GĐ chỉ có hiệu lực ở miền Bắc. Do đó, các quan hệ hôn nhân được xác lập ở miền Nam trước ngày 25-3-1977 (ngày Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước) thì không bị điều chỉnh bởi Luật HN&GĐ năm 1959. Chúng ta tôn trọng các quan hệ hôn nhân được hình thành ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước và các trường hợp cán bộ Miền Nam ra tập kết ở miền Bắc lấy thêm vợ, chồng khác đã được Thông tư số 60/TATC nói trên công nhận tính hợp pháp của các quan hệ hôn nhân này.
Trừ hai trường hợp đã nêu trên, còn các quan hệ hôn nhân khác đã có giấy đăng ký kết hôn hay là “hôn nhân thực tế” muốn được Nhà nước công
nhận là hôn nhân hợp pháp phải tuân thủ điều kiện về nội dung đó là: “có đủ điều kiện kết hôn” theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000.
Dù điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội không đề cập đến yên cầu “có đủ điều kiện kết hôn” không có nghĩa là những trường hợp này không cần tuân thủ các điều kiện khi kết hôn. Bởi lẽ, khi Luật HN&GĐ năm 1959 có hiệu lực thì đòi hỏi tất cả các quan hệ hôn nhân được hình thành trong giai đoạn này muốn được công nhận là hôn nhân hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện kết hôn. Do đó, muốn châm chước, bỏ qua một điều kiện kết hôn nào đó thì phải có một văn bản pháp luật quy định rõ ràng là bỏ qua những điều kiện cụ thể nào đó, ví dụ như Thông tư số 60/TATC cho phép bỏ qua việc vi phạm điều cấm là “người đang có vợ, có chồng”.
Nghiên cứu điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội nhận thấy điểm a không quy định “có đủ điều kiện kết hôn” như quy định ở điểm b, chứ không có chỗ nào trong Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội hay một văn bản pháp luật nào khác quy định là không cần “có đủ điều kiện kết hôn” vẫn được công nhận là vợ chồng.
Nếu giải thích pháp luật theo hướng chỉ với lý do vì điểm a không quy định “có đủ điều kiện kết hôn” nên không cần phải xem xét việc hai bên chung sống như vợ chồng có vi phạm điều kiện kết hôn hay không là không hợp lý. Nói cách khác việc hai bên có tổ chức cưới hỏi… và chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 thì dù có vi phạm các điều kiện kết hôn, vẫn được công nhận là hôn nhân hợp pháp, sẽ dẫn đến sự thiếu thống nhất trong giải thích và áp dụng pháp luật. Ví dụ: Ông Q đã kết hôn hợp pháp với bà K, trong giai đoạn Luật HN&GĐ năm 1959 đang có hiệu lực, ông Q lại đăng ký kết hôn với bà X thì quan hệ giữa ông Q và bà X bị coi là không hợp pháp, vì đã vi phạm điều cấm là người đang có vợ, có chồng lại kết hôn với người khác. TA sẽ áp dụng Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2000 tuyên hủy việc
kết hôn trái pháp luật. Nhưng nếu ông Q và bà X chỉ tổ chức cưới hỏi và chung sống với nhau như vợ chồng thì nếu giải thích pháp luật theo quan điểm không bắt buộc nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (điều kiện kết hôn) và căn cứ vào điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội thì sẽ công nhận quan hệ hôn nhân giữa ông Q và bà X là quan hệ hôn nhân hợp pháp. Điều này là trái với quy định của pháp luật.
Mặt khác nếu giải thích điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội theo hướng không đòi hỏi các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải có đủ điều kiện kết hôn thì sẽ có những điểm bất hợp lý như: các trường hợp những người cùng dòng máu về trực hệ như cha, con, anh em, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, những người có họ trong phạm vi ba đời v.v... mà những người này chung sống với nhau như vợ chồng thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
+ Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) công nhận;
+ Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
+ Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình thì sẽ được công nhận là “hôn nhân thực tế”.
Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đều có một sự thống nhất là các quan hệ hôn nhân muốn được coi là hợp pháp trước hết phải thỏa mãn các điều kiện kết hôn, không được vi phạm các
điều cấm của pháp luật. Do đó giải thích điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội cũng không thoát ly được các quy định đó. Có như vậy mới đảm bảo sự ổn định và thống nhất trong áp dụng pháp luật. Vì vậy, các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03-01-1987 cũng phải “có đủ điều kiện kết hôn” thì mới được công nhận là có quan hệ vợ chồng.
b) Đối với việc xác định tài sản của vợ chồng
- Theo tinh thần của điều luật và mục đích của việc quy định tài sản chung thì chỉ cần tài sản được xác lập quyền sở hữu vào thời kì hôn nhân thì đã thuộc tài sản chung. Bất cứ tài sản nào hợp pháp tạo ra trong thời kì hôn nhân cũng thuộc khối tài sản chung, bất kể nguồn gốc, cách thức để tạo ra nó. Vì vậy, tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng của vợ, chồng, nhưng hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu tài sản riêng này được xuất phát từ việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản được chia cho vợ hoặc chồng là tài sản riêng và hoa lợi, lợi tức thu được trong trường hợp này là tài sản riêng của vợ hoặc chồng (theo quy định tại Điều 29, Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000).
c) Đối với những vướng mắc về việc sử dụng tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Nếu vợ chồng thỏa thuận bằng văn bản dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, để góp vốn vào doanh nghiệp hoặc thành lập các loại hình doanh nghiệp thì cần xác định rằng sự thỏa thuận của vợ chồng đối với việc sử dụng tài sản chung đó được coi là cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung cũng như trách nhiệm chung về tài sản của vợ chồng trong suốt thời gian một bên vợ
hoặc chồng là người trực tiếp tham gia đầu tư kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh nghiệp
- Nếu vợ hoặc chồng dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, để góp vốn vào doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp, mặc dù không có sự thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản về việc dùng tài sản chung nhưng thuộc trường hợp người vợ hoặc người chồng buộc phải biết thì đương nhiên vẫn
xác định tài sản chung và trách nhiệm chung về tài sản của vợ chồng trong suốt thời gian một bên chồng, vợ là người trực tiếp đầu tư kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh nghiệp.
- Nếu vợ, chồng dùng tài sản riêng để đầu tư kinh doanh, góp vốn vào doanh nghiệp, thành lập các loại hình doanh nghiệp cần phải xác định khoản thu nhập hàng tháng từ hoạt động kinh doanh đó là tài sản chung của vợ chồng; lợi tức hàng năm thu được tính trên phần vốn góp của bên vợ, chồng được xác định là tài sản riêng của người đó. Người vợ, chồng đã tiến hành đầu tư kinh doanh phải chịu trách nhiệm riêng về tài sản.
- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau đó, vợ, chồng dùng tài sản chung, tài sản riêng cùng góp vốn với nhau để đầu tư kinh doanh, góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp thì cần xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm về tài sản phụ thuộc vào phần tài sản ban đầu của vợ chồng, của mỗi bên vợ, chồng.
- Việc xác định tài sản của vợ chồng đối với sổ tiết kiệm, tiền vay ngân hàng hay tài sản bảo đảm tiền vay:
Đối với những người đã lập gia đình, thì số tiền gửi tiết kiệm có thể là tài sản chung của vợ chồng, cho dù số tiền gửi tiết kiệm đó là thu nhập riêng của vợ hoặc chồng mang lại trong thời kỳ hôn nhân. Với trường hợp người chồng hoặc người vợ có tên trong sổ tiết kiệm, sử dụng chính sổ đó để thế chấp vay
vốn ngân hàng thì có thể giải quyết theo hướng sau: Ngân hàng là đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là chính, nên ngân hàng không có chức năng và thẩm quyền xác minh số tiền gửi tiết kiệm là tài sản chung hay tài sản riêng. Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu như sổ tiết kiệm, thì người đi vay phải tự chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản cầm cố đó. Nếu người đi vay không có chứng cứ chứng minh được sổ tiết kiệm là tài sản riêng của mình, thì việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn ngân