Quan hệ tài sản của vợ chồng được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 48 - 49)

nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những sản phẩm tinh thần vô giá của nhân loại. Những nhận định, kết luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin luôn là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về HN&GĐ, trong xã hội có giai cấp, các quan hệ HN&GĐ (trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng) được điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước. Pháp luật chỉ ra đời, tồn tại khi điều kiện kinh tế xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” năm 1884 Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh rằng chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bước chuyển từ hình thái gia đình này lên một hình thái gia đình khác cao hơn suy cho cùng được quyết định bởi những thay đổi trong điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Vì vậy, phải hiểu, nắm bắt rõ được những quy luật, sự phụ thuộc ấy mới có thể có những quy phạm pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng phù hợp. Hay nói cách khác, các quy phạm về quan hệ tài sản của vợ chồng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội.

Trong “Chính quyền Xô viết và địa vị của phụ nữ” Lênin đã khẳng định: “Không thể có, không có và sẽ không bao giờ có “tự do” thực sự, chừng nào phụ nữ còn chưa được giải phóng khỏi những đặc quyền mà luật pháp đã dành

riêng cho nam giới, chừng nào công nhân còn chưa thoát khỏi ách tư bản, chừng nào nông dân lao động còn chưa thoát khỏi ách của bọn tư bản, địa chủ và con buôn”.

Cùng với quan điểm này, nhằm xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam, một trong những điều kiện tiên quyết mà sự nghiệp cách mạng nước ta thực hiện là phải “giải phóng phụ nữ”. Bác hồ đã từng nói: “nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng CNXH mới chỉ là một nửa”. Dựa trên tư tưởng này của Người, Hiến pháp năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1959 đã ghi nhận một cách rõ nét nhất từ trước đến giờ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi phương diện kinh tế, là cơ sở để xây dựng một quan hệ tài sản vợ chồng XHCN thực sự.

Hiện nay, các quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 đều được xây dựng trên cơ sở những luận điểm, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, như: nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, quan hệ tài sản vợ chồng không chỉ có yếu tố tài sản mà tình cảm là yếu tố quyết định, sự phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới quan hệ tài sản vợ chồng, các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng thể hiện ý chí của nhà nước, bản chất của xã hội…

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)