Quan điểm

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 63)

6. Giới thiệu cấu trúc đề tài

3.1.1.1 Quan điểm

Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhiệm vụ chống nghèo đói. Người coi đói và dốt cũng là giặc, thứ giặc này nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm. Vì vậy, trong phiên họp đầu tiên của chủ tịch lâm thời Người đã nêu 6 vấn đề cấp bách của chính phủ trong đó việc cấp bách hàng đầu là phải cứu dân khỏi nạn đói. Người nói: “Tôi xin đề nghị đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước. Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa đem gạo đó để cứu dân”.

Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu. Theo Người chủ nghĩa xã hội phải chứng minh được bản chất ưu việt của mình ở chỗ đem lại ngày càng nhiều, ngày càng tốt hơn những lợi ích thiết thân hàng ngày cho nhân dân như ăn no, mặc ấm, có nhà ở, được học hành… Đồng thời, Người còn chủ chương “Làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu,

người khá giàu thì giàu thêm”. Theo người xóa đói phải tiến tới giảm nghèo, đói

nghèo là một cửa ải cần phải vượt qua, phải tiến tới giàu có vì: “Dân có giàu thì nước mới mạnh”. Những tư tưởng này của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt trong suốt quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa nhất là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Trong những năm qua nhiều chủ chương chính sách và phong trào xóa đói giảm nghèo được phát động rộng khắp trong mọi tầng lớp dân cư. Thành tựu xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đạt được khẳng định thêm một lần nữa những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà Nước là hoàn toàn đúng đắn vừa đúng với tư tưởng xóa đói giảm nghèo của Hồ Chí Minh, vừa hợp với lòng dân được nhân dân tin tưởng và hưởng ứng.

Từ thực tiễn xóa đói giảm nghèo sau khi nước ta giành được độc lập, nghị quyết Trung Ương 5 khóa VII đã nêu rõ nhiệm vụ có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội to lớn là: “Tăng thêm diện giàu và đủ ăn, xóa đói giảm nghèo nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. thực hiện đúng chủ chương của Đảng và Chính Phủ phong trào xóa đói giảm nghèo đã trở thành

một mục tiêu, một cuộc vận động lớn có tác dụng thiết thực làm giảm đáng kể hộ đói nghèo, giúp cho các hộ còn nghèo đói giảm bớt khó khăn.

Tại đại hội IX Đảng ta đã khẳng định: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời gia sức xóa đói, giảm nghèo”. Mục tiêu chiến lược xóa đói giảm nghèo thời kỳ tới 2001 - 2010 do Đại hội IX đề ra là: “ Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo… phấn đấu tới năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo, thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo”.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X một lần nữa Đảng ta lại khẳng định: “Khuyến khích cho mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo khắc phục tư tưởng bao cấp ỉ lại”.

Có thể nói chủ chương xóa đói giảm nghèo của Đảng ta ngày càng thể hiện rõ quan điểm xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển bền vững, gắn với phương châm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển góp phần thực hiện mục tiêu chung: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Quá trình nghiên cứu đường lối chủ chương của Đảng và Nhà Nước Việt Nam về xóa đói giảm nghèo có thể rút ra các quan điểm sau:

Một là, Đảng và nhà nước ta phải coi xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ

trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể phải xá định xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu cần được ưu tiên giải quyết trong chương trình hành động của mình.

Hai là, cần xác định giải quyết nghèo đói là một nhiệm vụ vừa trước mắt,

vừa lâu dài, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là định hướng cơ bản trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ba là, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện xoá đói giảm nghèo,

thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng, giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo.

Bốn là, tập trung nguồn lực để xóa nhanh hộ đói, hộ nghèo, xã đặc biệt khó

Năm là, trên cơ sở chương trình và nguồn lực đầu tư của nhà nước, các địa

phương xây dựng các đề án giải pháp cụ thể, quy hoạch sản xuất, quy hoạch cụm dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp bà con tổ chức sản xuất, tăng thu nhập, từng bước xoá đói giảm nghèo.

Sáu là, đồng bào các dân tộc thiểu số cần có ý thức chủ động vươn lên từng

bước xoá bỏ các tập tục lạc hậu, chi tiêu lãng phí, tiếp thu các chính sách và nguồn lực trợ giúp của nhà nước, của cộng đồng, tránh tư tưởng trông chờ ỉ nại. Chính vì thế việc tác động của chương trình xoá đói giảm nghèo phải theo nguyên tắc:

Thứ nhất, Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ một phần nguồn lực

tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu, người nghèo, xã đặc biệt khó khăn tự vươn lên.

Thứ hai, Tỉnh, huyện, xã theo chức năng chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn thực hiện. Thứ ba, người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên để thoát nghèo.

Thực hiện chủ trương của Đảng, phong trào xóa đói giảm nghèo đã và đang trở thành một cuộc vận động lớn, lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tham gia có tác dụng thiết thực, giúp cho các hộ nghèo giảm bớt được khó khăn, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Chính vì thực tế mà các tổ chức quốc tế đánh giá cao kết quả xoá đói giảm nghèo của nước ta là một trong những nước giảm nghèo nhanh nhất và là điểm sáng trong công cuộc đổi mới đất nước.

3.1.1.2 Mục tiêu

Tại hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua, Việt Nam cam kết hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường giai đoạn 2011 - 2015 để công cuộc xóa đói giảm nghèo vừa có tính toàn diện, vừa có tính bền vững khi khi kết hợp với các trụ cột kinh tế:

* Về kinh tế:

- GDP bình quân 5 năm 2011 - 2015 tăng 7,5 - 8%/năm. - Cơ cấu GDP 2015:

 Nông, lâm, thủy sản đạt 19%.

 Công nghiệp xây dựng khoảng 40,7%.

- Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân: 12,2%/năm. - Tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm khoảng 41,1% - 42,5%. - Bội chi ngân sách nhà nước 2015: 4,5%.

* Về xã hội:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 5,5%. - Quy mô dân số dưới 92 triệu người.

- Tuổi thọ dân cư đến cuối năm đạt 74 tuổi. - Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: 2 - 3%. - Tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%. * Về môi trường:

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt mức 42,5%.

- Tỷ lệ dân số nông thông được cung cấp nước hợp vệ sinh: 96,5%. - Dân cư thành thị được cung cấp nước sạch: 98,0%.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)