Tạo việc làm cho người nghèo

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

6. Giới thiệu cấu trúc đề tài

3.2.1.3. Tạo việc làm cho người nghèo

Để nâng cao đời sống của người dân ở các xã nghèo trong khi chưa chuyển dịch được ngay cơ cấu sản xuất. Trước hết phải chuyển dịch cơ cấu lao động, không có cách nào khác là phải chú trọng nâng cao công tác đào tạo nghề cho người lao động ở các xã nghèo. Chính quyền địa phương cần triển khai các hoạt động, phối hợp với các trung tâm, các cơ sở tổ chức dạy nghề miễn phí cho người nghèo gắn với tạo việc làm. Có những chính sách hỗ trợ cho người nghèo học nghề, đưa lao động nghèo và các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trong tỉnh. Tổ chức cho người nghèo tham quan, học tập các mô hình ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất kinh doanh. Dạy nghề cho người nông dân chính là giúp họ tăng giá trị sản xuất trên chính mảnh đất của mình giúp hộ sản xuất có hiệu quả hơn, giá trị gia tăng của sản phẩm cao hơn và một bộ phận nông dân sẽ chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp.

Chính quyền địa phương phân loại từng nhóm hộ nghèo, xây dựng các câu lạc bộ giảm nghèo, từ đó áp dụng các chính sách giảm nghèo cụ thể cho từng hộ thiếu vốn, thiếu đất để đẩy mạnh sản xuất. Là một huyện miền núi việc tạo thêm

việc làm cho người nông dân thông qua chính sách khoán chăm sóc, bảo vệ

rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất là rất quan trọng. Chính quyền địa phương cần xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng địa phương. Cùng với nguồn vốn Nhà Nhà nước, chính quyền địa phương cần khuyến khích các hộ gia đình mở

rộng, chuyển đổi sản xuất cây trồng, vật nuôi, phát triển các nghề thủ công nhằm tăng thu nhập và hỗ trợ người lao động xóa nghèo nhanh và bền vững. Tập trung phát triển kinh tế trang trại sẽ thu hút một khối lượng lớn tiền vốn của người dân đầu tư vào sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh cho các hộ gia đình, tạo xu hướng hợp tác phát triển trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)