6. Giới thiệu cấu trúc đề tài
2.2.1.4 Sự phân hóa giàu nghèo
a. Sự phân hóa đói nghèo theo lãnh thổ ở Tân Sơn
Cũng giống như cả nước đói nghèo ở Tân Sơn có sự phân hóa rõ rệt theo khu vực.
Khu vực I đa số là các xã có nền kinh tế phát triển đó là: thị trấn Tân Phú và xã Minh Đài. Đây là trung tâm động lực phát triển kinh tế của huyện. Cơ sở điện, đường, trường, trạm… thuận lợi đáp ứng nhu cầu sản suất và sinh hoạt của người dân. Trình độ dân trí cao, người dân được tiếp cận đầy đủ các thông tin về hoạt động xã hội.
Khu vực II gồm 8 xã, các xã đều có các đường giao thông tới tận trung tâm xã. Các chương trình về trường học, trạm xá, mạng lưới điện, nước, thủy lợi được xây dựng về cơ bản, phục vụ nhu cầu của xã. Hoạt động kinh tế của người dân chủ yếu vẫn là hoạt động nông nghiệp là chính. Việc áp dụng những tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế, cho hiệu quả thấp. Sản xuất hàng hóa đã hình thành nhưng còn nhỏ bé, manh mún, chưa có chiến lược quy hoạch phát triển lâu dài. Tiến độ xóa đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Nguy cơ tái nghèo cao nếu không được chính quyền tiếp tục quan tâm đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho sản xuất.
Khu vực III gồm 7 xã, nằm chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa các đô thị như: Xuân Sơn, Tam Thanh… Đây là nơi cư trú của rất nhiều dân tộc thiểu số như: Mường, Dao, Tày…. Cơ sở hạ tầng tuy đã xây dựng song mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của người dân. Vùng chưa có trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn các ngành dịch vụ xã hội. Điều kiện sản xuất khó khăn, vẫn mang tính tự cung tự cấp, kỹ thuật sản xuất thì lạc hậu. Đặc biệt đây còn là vùng tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu về ma chay, cúng bái… Tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, nhiều hộ có nguy cơ tái nghèo do sản xuất không phát triển.
Huyện có 14 xã trong tổng số 17 xã hiện nay là xã đặc biệt khó khăn.
Đói nghèo trên địa bàn huyện cũng có sự phân hóa theo các xã trên địa bàn huyện.
Bảng2.6 : Sự phân hóa đói nghèo theo các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn năm 2012 Đơn vị Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Thu Cúc 2232 1034 46,33 Thu Ngạc 1198 722 60,27 Mỹ Thuận 1822 772 42,37 Văn Luông 1354 644 37,51 Xuân Đài 1354 588 43,43 Kim Thượng 1370 478 42,19 Tân Sơn 868 450 63,36 Đông Sơn 712 427 74,02 Minh Đài 1514 395 29,71 Kiệt Sơn 790 418 54,18 Lai Đồng 726 374 51,52 Long Cóc 777 364 46,84 Tân Phú 1227 360 29,34 Thạch Kiệt 954 340 35,64 Tam Thanh 708 269 37,99 Vinh Tiền 309 164 53,07 Xuân Sơn 258 132 51,16
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Tân Sơn)[4]
Để thấy rõ mức độ đói nghèo của các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn ta có thể chia thành những nhóm sau:
* Nhóm 1: Tỷ lệ hộ nghèo < 30% gồm 2 xã là: Minh Đài và Tân Phú.
* Nhóm 2: Tỷ lệ hộ nghèo từ 30% - 40% gồm: Văn Luông, Thạch Kiệt, Tam Thanh.
* Nhóm 3: Tỷ lệ hộ nghèo từ 40% - 50% gồm các xã: Thu Cúc, Mỹ Thuận, Xuân Đài, Kim Thượng, Long Cốc.
* Nhóm 4: Tỷ lệ hộ nghèo > 50% gồm các xã: Thu Ngạc, Tân Sơn, Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Lai Đồng, Vinh Tiền, Xuân Sơn.
Sự phân hóa đã phản ánh khách quan các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội khác nhau giữa các khu vực, các xã trong huyện.
b. Đói nghèo theo nhóm dân cư
Ở huyện Tân Sơn dân tộc Mường là dân tộc chiếm ưu thế có số lượng đông nhất còn lại là các dân tộc Thái, Dao, Tày… Cùng với người kinh họ sống trên khắp địa bàn huyện trong đó tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa đô thị có nền kinh tế kém phát triển.
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Tân Sơn) [4]
Trong tổng số hộ nghèo thì số hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số. Năm 2012 số hộ nghèo của dân tộc thiểu số là 4979 hộ chiếm tỉ trọng tới 79%, tỉ lệ này tăng qua các năm. Sở dĩ có hiện tượng này do tốc độ giảm nghèo và thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số là không đều nhau và nhìn chung mức giảm nghèo chậm hơn so với các hộ người kinh.
Trong nhóm các dân tộc thiểu số thì tỉ trọng nghèo đói của nhóm dân tộc Mường là cao nhất 3526 hộ chiếm 71%. Chính vì vậy, hiện nay công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn cần tập trung cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài việc tiếp tục giữ vững những thành tựu giảm nghèo hiệu quả của nhóm các hộ dân tộc thì phải tạo công ăn việc làm, hỗ trợ đầu tư cho sản xuất, giáo dục, y tế và an sinh xã hội cho bộ phân dân tộc để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo đặc biệt chống tái nghèo trên phạm vi rộng lớn hơn.
c. Đói nghèo phân hóa theo đặc điểm gia đình * Quy mô hộ gia đình
Quy mô hộ gia đình là mẫu số quan trọng có ảnh hưởng tới mức thu nhập và chi tiêu bình quân của các hộ gia đình. Ở một mức độ nhất định quy mô hộ gia đình có tác động đến vấn đề đói nghèo của các hộ.
Các hộ giàu và nghèo đều có số người trung bình trong độ tuổi lao động tương đương nhau. Tuy nhiên, quy mô gia đình hộ nghèo có xu hướng lớn hơn so với hộ giàu. Vì họ phải nuôi dưỡng số trẻ em người già và nhân khẩu phụ thuộc nhiều hơn so với hộ giàu.
Thực tế cho thấy những hộ nghèo thường có số lao động ít hơn so với số miệng ăn trong gia đình, thu nhập thấp và không ổn định đặc biệt là có nhiều trẻ em. Số trẻ em trong nhóm hộ nghèo nhiều hơn 2,2 lần so với số trẻ em trong hộ giàu. Cơ thể trẻ em đòi hỏi phải được đáp ứng đầy đủ về dinh dưỡng, về nghỉ ngơi giải trí nhưng với mức độ thu nhập thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc đáp ứng đủ dinh dưỡng cho trẻ em là vấn đề không dễ. Bởi vậy trẻ em có tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng.
Trẻ em lớn lên trong tình trạng nghèo sẽ có nhiều khả năng phải chịu cảnh nghèo khi trưởng thành, khó thoát ra được. Do đó, phải thấy rằng: “Giảm nghèo cho trẻ em hôm nay là giảm nghèo lâu dài cho người lớn trong tương lai” (Mục tiêu của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam)
* Trình độ học vấn và văn hóa
Ở các vùng trên địa bàn huyện Tân Sơn, trình độ học vấn hay trình độ văn hóa của các hộ gia đình có quan hệ tỉ lệ nghịch với nguy cơ đói nghèo. Nhóm hộ giàu đa số tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chưa kể đến bộ phận tốt nghiệp cao đẳng và đại học. Ngược lại nhóm hộ nghèo thường là những người có trình độ thấp thường là tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở chiếm trên 60% hộ nghèo thậm chí có một bộ phận lớn không có bằng cấp hoặc chưa được đến trường nên hộ ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định. Mức thu nhập mà họ có được chỉ bằng 1/5 người có trình độ từ các trường đào tạo nghề và hầu như chỉ đủ đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Chính vì vậy họ không có khả năng nâng cao trình độ cho con em mình trong tương lai để thoát nghèo.
Huyện Tân Sơn tỉ lệ hộ nghèo có trình độ học vấn thấp còn rất cao trong khi đó trình độ học vấn có mối quan hệ hữu cơ với nghề nghiệp. Đa số những hộ có trình độ học vấn cao thường có cơ hội nhiều hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp, trong khi đó người nghèo khả năng này lại thấp. Theo điều tra mức sống hộ gia đình năm 2011 của huyện Tân Sơn ta thấy số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 65,7% trong đó hộ giàu chỉ chiếm 13% còn hộ nghèo chiếm tới 87%. Đa số hộ nghèo đều làm nông nghiệp, lí do họ làm nông nghiệp một phần do họ không có khả năng làm việc trong những môi trường đòi hỏi chuyên môn tay nghề.
* Bất bình đẳng ở giới làm sâu sắc hơn tình trạng đói nghèo trên tất cả các mặt. Phụ nữ và trẻ em ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa vẫn phải gánh chịu những hậu quả thiệt thòi. Nam giới vẫn chiếm ưu thế độc tôn với mọi quyền quyết định trong gia đình. Trình độ hạn chế dẫn đến vai trò về giới còn hạn chế cản trở sự tham gia nhiều hơn hiệu quả hơn của phụ nữ vào các quyền lợi cá nhân và các hoạt động xã hội.