6. Giới thiệu cấu trúc đề tài
1.4 Đặc trưng của người nghèo
Theo chương trình nghiên cứu định tính về người nghèo tại Matxcova Puerto Rico của nhà xã hội học, nhân học người Mỹ Oscar Lewish đã cho rằng nền văn hóa nghèo khổ là một mô hình sinh sống của người nghèo được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác mô tả bức tranh đời sống của người nghèo mà theo đó nhóm người nghèo thường có những đặc trưng sau:
- Luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội.
- Luôn cảm thấy xa lạ ngay chính trên quê hương mình và thường tin rằng các thiết chế xã hội hữu hiệu không thỏa mãn những mong đợi và nhu cầu của họ.
- Luôn cảm thấy không được trợ giúp tình trạng thất nghiệp cao và lương thấp. - Luôn nghĩ rằng mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội cảm thấy không có tiếng nói, quyền lực gì trong xã hội và chẳng xứng đáng gì trong xã hội.
- Không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì hiện tại, cái trước mắt.
- Tin tưởng mạnh mẽ vào định mệnh.
- Về đời sống gia đình nét nổi bật là tỉ lệ li hôn cao, trẻ em và phụ nữ bị bỏ rơi, do đó gia đình trở thành kiểu gia đình mẫu hệ.
- Có xu hướng kết hôn rất sớm, làm cha mẹ ở độ tuổi thanh niên, hôn nhân chủ yếu là “Cặp đôi tự do”, có khi cùng huyết thống.
- Nhiều thế hệ thường sống chung vì vậy quy mô gia đình thường lớn.
- Cha mẹ thường lạm dụng quyền lực trong quá trình nuôi dạy con cái rất ít có sự truyền thông với con cái, con cái thường bị đánh đập.
- Trẻ em gần như không biết đến gia đình tuổi thơ do phải tham gia lao động rất sớm do điều kiện gia đình quá khó khăn.
- Thường không quan tâm tới nền giáo dục chính thức vì vậy con cái họ ít được trang bị những kỹ năng để thành công trong xã hội.
Về các đặc điểm trên ta có thể khẳng định rằng người nghèo thường sống ở nơi có mật độ dân số cao, thường dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, bạo hành với nữ giới … Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần quan tâm chú ý đến người nghèo và có những biện pháp giải quyết hữu hiệu cải thiện đời sống của nhân dân.