Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)

6. Giới thiệu cấu trúc đề tài

2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Về giao thông, trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông đường bộ sau: * Hệ thống đường Quốc lộ: Có 2 tuyến quốc lộ là 32A và 32B, tổng chiều dài hai tuyến là 55km, nền đường rộng trung bình 7,5m, mặt đường 5,5m, hiện trạng đường đã trải nhựa và đạt cấp IV, đây là tuyến đường quan trọng đối với tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng nối huyện Tân Sơn với vùng Tây Bắc và thủ đô Hà Nội.

* Hệ thống đường tỉnh: Trên địa bàn huyện có 03 tuyến đường tỉnh, gồm ĐT 316C, 316D và 316E.

* Hệ thống đường huyện: Bao gồm 06 tuyến với tổng chiều dài 69km. *Hệ thống đường liên xã với tổng chiều dài 108,10km, nền đường rộng từ 5 - 6,5m, mặt đường từ 3,5 - 4,5m về cơ bản vẫn là đường đất, một số tuyến là đường cấp phối, chất lượng đường từ trung bình đến xấu.

* Hệ thống đường liên thôn xóm, có tổng chiều dài 229,52km, mặt đường nhỏ hẹp từ 1,5 - 4m, chủ yếu là đường đất, chất lượng rất xấu.

* Hệ thống đường ra đồng, lên đồi: Đường ra đồng có tổng chiều dài là 134,81km, mặt đường từ 1,5 - 3,0m; đường lên đồi 106,41km, mặt đường từ 1- 1,5m đều là đường đất tự nhiên, nhỏ hẹp khó đi lại.

Về hệ thống giao thông đường bộ, hiện tại 100% các tuyến đường quốc lộ được nhựa hoá đạt tiêu chuẩn cấp IV, chất lượng đường khá tốt, đảm bảo việc khai thác sử dụng lâu dài, 100% các tuyến đường tỉnh được nhựa hoá đạt từ cấp V đến cấp IV - MN, chất lượng đường khá tốt, trên 70% đường huyện được nhựa hoá.

Ngoài các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi lại dễ dàng và thuận lợi, còn lại các tuyến đường liên xã và đường thôn xóm là đường đất đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa. Hệ thống giao thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn.

b. Thuỷ lợi

Toàn huyện hiện có khoảng trên 20km kênh tưới (trong đó có khoảng 5km kênh cấp II và 17km kênh cấp III), 93 công trình tưới (trong đó có 52 hồ chứa nước và 41 đập dâng) được phân bố ở hầu khắp các xã trong huyện. Riêng hệ thống trạm bơm và các công trình tiêu chưa được đầu tư xây dựng. Công trình có khả năng tưới lớn nhất là Hồ Sận Hoà, thuộc xã Tân Sơn với diện tích tưới là 42ha.

Nhìn chung, hệ thống tưới tiêu của huyện hiện nay đều là những công trình đã cũ được xây dựng từ lâu, chưa được đầu tư cải tạo nên khả năng tưới tiêu còn nhiều hạn chế, đặc biệt là diện tích trồng lúa, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng.

c. Năng lượng

Lưới điện quốc gia đã đến được 17/17 xã. Khoảng 74% số hộ dân được dùng điện lưới, hiện tại vẫn còn 54 thôn bản chưa có điện. Huyện Tân Sơn được cấp điện từ hệ thống điện miền Bắc thông qua trạm 110KV phố Vàng, công suất 1x25MVA, điện áp 110/35/25KV.

d. Bưu chính viễn thông

Hệ thống Bưu chính viễn thông của huyện trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Đến nay trên địa bàn 17/17 xã đã có bưu điện văn hoá xã và 01 bưu điện huyện. Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới thông tin từ trung ương đến cơ sở trong đó đáng kể nhất là sự xuất hiện của mạng lưới internet của các điểm bưu điện cấp xã. Số máy điện thoại cố định

toàn huyện hiện có là 5092 máy, bình quân số máy điện thoại cố định/100 dân đạt 4,3 máy, tăng 2,5 máy/100 dân so với năm 2007. Hiện nay sóng di động với các dịch vụ cung cấp của VNPT, Viettel… đã được phủ sóng đến 17/17 xã. Tuy vậy ở các vùng sâu, vùng xa tại một số xã trên địa bàn, sóng điện thoại vẫn chưa phủ sóng nên nhiều hộ có nhu cầu sử dụng dịch vụ mà vẫn chưa được đáp ứng.

Hệ thống đài phát thanh: 17/17 xã đã có đài phát thanh (trong đó có 15 xã có hệ thống truyền thanh có dây, 02 xã có hệ thống truyền thanh không dây) và 01 đài phát thanh của huyện. Các khu dân cư ở mỗi xã đều có hệ thống loa truyền thanh, điều này góp phần không nhỏ trong tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống thông tin chuyển tiếp đài truyền thanh và chuyển tiếp sóng đài truyền hình chưa được hình thành còn đang trong giai đoạn quy hoạch nên các hộ gia đình chủ yếu phải sử dụng chảo vệ tinh để thu tín hiệu.

e. Y tế

Huyện hiện có 20 đơn vị y tế, gồm: 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1 trung tâm y tế, 1 trung tâm dân số, 17 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh là 135 giường, trong đó có 50 giường bệnh thuộc bệnh viện đa khoa huyện, số còn lại thuộc các trạm y tế xã, bình quân 1,7 giường/1000dân.

Toàn huyện có 336 cán bộ y tế, trong đó có 26 bác sỹ thuộc bệnh viện đa khoa, 2 bác sỹ thuộc trung tâm y tế, 15 bác sỹ thuộc trạm y tế xã, 1 bác sỹ thuộc phòng y tế, 2 thuộc trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình, 59 y sỹ, 42 y tá, 22 hộ sinh, 18 dược sỹ và dược tá, 18 cán bộ khác, 184 nhân viên y tế thôn bản, hiện còn 2 trạm y tế chưa có bác sỹ.

Toàn huyện có 41 cơ sở cung ứng thuốc trong đó có 17 là tủ thuốc trạm y tế xã, không có cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân. Hiện có 1 cở sở hành nghề tư nhân và 56 cơ sở hành nghề y dược cổ truyền dân tộc tại gia, tuy nhiên tất cả đều không có giấy phép hoạt động theo quy định.

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành y tế huyện Tân Sơn đã bước đầu đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên sự mất cân đối giữa cán bộ chuyên khoa và cơ sở vật chất làm khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến cuối năm 2008 là 22%. Chưa xã nào trong huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế.

f. Giáo dục - Đào tạo

Ngành giáo dục trong những năm qua luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành, vì

vậy sự nghiệp giáo dục đã được phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, thực hiện có kết quả các trương trình như. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện đúng chế độ luân chuyển, điều động cán bộ quản lý và giáo viên để từng bước đảm bảo cơ cấu hợp lý, đồng bộ trong nhà trường. Giáo viên giỏi, học sinh giỏi luôn được chú trọng quan tâm bồi dưỡng.

Theo số liệu thống kê, năm học 2007 - 2008 toàn huyện có 52 trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. Tổng số lớp học là 900 lớp, số giáo viên là 1005 giáo viên, có 15970 học sinh. Cụ thể: có 17 trường mẫu giáo với 316 lớp, 3998 cháu và 30 giáo viên. Bậc tiểu học có 18 trường, 356 lớp, 466 giáo viên, và 5594 học sinh. Bậc trung học cơ sở có 15 trường, 187 lớp học, 387 giáo viên và 4805. Bậc trung học phổ thông có 38 phòng học, trong đó có 94 giáo viên trực tiếp giảng dạy, tổng số học sinh là 1573 học sinh.

Công tác đào tạo, dạy nghề được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo nghề trong độ tuổi.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)