Nâng cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình xóa đó

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

6. Giới thiệu cấu trúc đề tài

3.2.2.4. Nâng cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình xóa đó

đói giảm nghèo của các cấp chính quyền

Để công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả cao thì vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo ở các cấp chính quyền và địa phương giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đó là một cách hướng dẫn người nghèo có phương thức hướng đi đúng đắn để thoát nghèo.

Trước hết, các cấp chính quyền phải nhận thấy rõ vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo, phải coi xóa đói giảm nghèo là việc cấp bách. Xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao thì kinh tế mới có sự tăng trưởng cao, đảm bảo sự bền

vững của nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự chênh lệch mức sống của người dân.

Các nhà quản lý phải nhận rõ được vì sao huyện mình còn nghèo, vì sao dân mình còn nghèo để có biện pháp khắc phục kịp thời và hợp lý nhất. Trong các nhân tố dẫn đến đói nghèo đâu là nhân tố chủ đạo, nhân tố chi phối dẫn đến đói nghèo…đâu là cái người dân mong chờ ở các cấp chính quyền nhiều nhất và chính đáng nhất. Các nhà quản lý phải làm sao để người dân tự nhận thấy rằng mình còn nghèo và cần thoát nghèo như thế nào.

Các cấp chính quyền cần phải có sự chung tay, hợp sức lại của tất cả các ngành kinh tế, của các tổ chức xã hội để công tác xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao nhất. Các chính quyền phải đưa ra được những chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với địa phương mình và nhận thấy được nó sẽ làm thay đổi được thực trạng đói nghèo ở địa phương. Các chương trình phải được áp dụng triệt để, phải đưa được vào thực tiễn để hoạt động chứ không phải chỉ nói mà không làm, hoặc làm không có tính thực tiễn hay không thể áp dụng vào địa phương mình.

Sau các chương trình xoá đói giảm nghèo, các nhà quản lý phải có cách nhìn nhận xác thực nhất, kết quả đạt được ra sao, cục diện đói nghèo đã thay đổi như thế nào, những hạn chế còn gặp phải và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để công tác xoá đói giảm nghèo có thể hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn và phù hợp hơn nữa với địa phương mình quản lý. Tránh trường hợp chạy theo thành tích mà đưa ra những kết quả không chân thực, hay chỉ biết áp dụng xóa đói giảm nghèo theo sách vở không thực sự đem lại cho người dân những kiến thức mới, ý chí vươn lên làm giàu. Nhà lãnh đạo cũng phải trung thực với những sai phạm đã gặp để có cách điều chỉnh phù hợp để tránh cho những chính sách lần sau.

PHẦN KẾT LUẬN

Đói nghèo hiện nay đang trở thành vấn đề toàn cầu, nó là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Hiện nay còn khoảng 1,3 tỷ người sống trong tình trạng nghèo khổ. Đi kèm với đói nghèo thì hiện tượng phân cực giàu nghèo trên diện rộng ngày càng sâu sắc. Người nghèo không chỉ làm cho nước nghèo, cản trở sự phát triển đi lên của đất nước mà còn là nguyên nhân của những tệ nạn xã hội. Khắc phục đói nghèo là một đòi hỏi mang tính thời sự, rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các tổ chức chính phủ và sự từ thiện giúp đỡ của các nàh hảo tâm. Đồng thời các nước trong khu vực, các quốc gia trên thế giới cùng tư vấn, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục.

Đối với nước ta, xóa đói giảm nghèo hướng tới một xã hội phồn thịnh về kinh tế, lành mạnh về xã hội. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng, dân chủ trong xã hội là một tiêu chí mà cả nước cùng hướng tới.

Trên thực tế Tân Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Vấn đề xóa đói giảm nghèo cho Tân Sơn không thể làm được trong một sớm một chiều mà nó là vấn đề lâu dài, gian nan. Lãnh đạo và nhân dân Tân Sơn luôn có ý thức xây dựng từng thôn, từng xã ấm no, tiến tới cả huyện thoát khỏi tình trạng đói nghèo, xóa tên huyện trong danh sách 62 huyện nghèo trong cả nước. Để làm được điều đó cần có những biện pháp thiết thực giúp cho người dân trong huyện có thể xây dựng phát triển kinh tế, tạo nhiều cơ hội giúp họ tăng thu nhập và ổn định đời sống cộng đồng. Hi vọng với ý chí quyết tâm của nhân dân Tân Sơn thì một ngày không xa Tân Sơn sẽ phát triển cùng với sự phát triển của các huyện khác trong tỉnh và trong vùng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh Phú Thọ, (2006), tài liệu tập huấn cán bộ

cấp xã thuộc chương trình 135,Việt Trì.

2. Bộ Lao Động Thương binh và xã hội: Chương trình mục tiêu xoá đói

giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. NXB lao động xã hội.

3. Bộ Lao động thương binh và xã hội, (2001), Chương trình mục tiêu xoá

đói giảm nghèo và việc làm Tài liệu tập huấn giành cho cán bộ làm công tác xoá

đói giảm nghèo cấp tỉnh và huyện. NXB LĐTBXN, Hà Nội.

4. Niên giám thống kê huyện Tân Sơn năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 -

Phòng thống kê huyện Tân Sơn

5. Tổng giá trị tài sản bình quân đầu người dưới một triệu đồng. 6. Báo cáo đánh giá phân hạng đất huyện Tân Sơn năm 2009.

7. Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tân Sơn giai đoạn 2010 - 2020. 8. Đàm Hữu Đắc (2000) - Tiến công trên mặt trận xoá đói giảm nghèo -

Tạp chí cộng sản 1/2000.

9. Đề tài - Nghèo và vấn đề giảm nghèo ở tỉnh Hòa bình.

10. Báo cáo tốt nghiệp - Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam.

11. Báo cáo cuối kỳ - Thực trạng nghèo đói tại huyện Yên Bái.

12. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 - Nghèo - Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam - Hà Nội 2003.

13. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới - Tấn công vào nghèo đói - Báo cáo chung của nhóm công tác các chuyên gia chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ - Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 12/1999.

14. Nguyễn Hữu Hải - Chuẩn nghèo nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, tạp chí LĐ và XH, năm 2005.

15. Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội - thông tin về tình hình nghèo đói huyện Tân Sơn năm 2012.

16. PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, chủ nhiệm đề tài - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ - Vấn đề nghèo đói, thực trạng và giải pháp ( lấy ví dụ ở Lạng Sơn )

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)