6. Giới thiệu cấu trúc đề tài
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
Tính chất nghiêm trọng của thảm họa nghèo khổ đã khiến cho giới khoa học, các nhà quản lý xã hội, chính phủ, các tổ chức kinh tế thế giới... phải tập trung vào tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo nhằm đề ra những biện pháp hữu hiệu chống đói nghèo.
Có nhiều ý kiến khác nhau xong việc xác định nguyên nhân của đói nghèo trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo nhất là đói nghèo trên diện rộng có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần túy về mặt kinh tế hoặc do thiên tai dịch họa. Ở đây nguyên nhân của tình trạng đói nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam có thể phân ra làm ba nhóm tác động như sau:
- Nhóm 1: Bao gồm các điều kiện tự nhiên xã hội như: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh để lại...
- Nhóm 2: Những nhân tố chủ quan của người nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, thiếu lao động, đông con, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội...
- Nhóm 3: Những nhân tố thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, cách hướng dẫn làm ăn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, chính sách trong giáo dục, đào tạo, y tế, định canh định cư... và nhiều nguồn lực đầu tư còn hạn chế so với nhu cầu.
Muốn giải quyết được vấn đề đói nghèo trước hết phải hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo trong từng vùng từng nhóm dân cư, phân loại ra từng nhóm nguyên nhân. Trách nhiệm xóa đói giảm nghèo trước tiên thuộc về chính phủ và nhân dân ở từng nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế, bên cạnh mục tiêu cao nhất là tổng thu nhập quốc nội và mức bình quân thu nhập đầu người không ngừng tăng lên thì phải giải quyết tốt vấn đề chống nghèo đói. Bởi vì trong quá trình phát triển sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều, một bộ phận dân cư vượt trội lên trở nên giàu có với mức thu nhập cao trong khi đó một bộ phận dân cư trở nên nghèo và có khoảng cách ngày càng xa so với tốc độ phát triển chung. Nghèo thực sự do gặp phải những nguyên nhân rủi ro tác động đến hay chịu ảnh hưởng tiêu cực của chính quá trình phát triển. Do đó có thể nói, nghèo đói và phát triển là hai mặt không thể tách rời nhau, giải quyết nghèo đói cũng chính là để thúc đẩy sự phát triển.