6. Giới thiệu cấu trúc đề tài
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan của người nghèo
*Nghèo do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất
Nguyên nhân này có ý nghĩa phổ biến nhất đó chính là thiếu kinh nghiệm làm ăn. Thực tế cho thấy những hộ nghèo ở các huyện vùng sâu, vùng xa tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết trình độ văn hóa thấp, thậm chí còn mù chữ, sản xuất độc canh. Do vậy, khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sản xuất đem lại thu nhập cao còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo do thiếu kiến thức làm ăn vẫn cao trong đó cao nhất là các xã: Thu Ngạc, Xuân Sơn, Kim Thượng….
*Nghèo do nguyên nhân thiếu vốn và sử dụng vốn vay không hiệu quả
Hiện nay các hộ nghèo có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư vào sản xuất hộ nghèo ở Tân Sơn cũng vậy. Mặc dù nhà nước ưu ái khi lập các kế hoạch dự trù cho người nghèo vay vốn nhưng trên thực tế số vốn được vay qua ngân hàng chính sách rất ít, thời gian vay ngắn thủ tục rườm rà. Đây là một vấn đề bất cập trong cơ chế vay vốn.
Bên cạnh đó nhiều khi thời gian cho vay vốn không trùng với thời điểm sản xuất nên hiệu quả vay vốn không cao dễ dẫn tới sử dụng vốn vay sai mục đích. Nhiều hộ nghèo tuy được vay vốn nhưng không biết sử dụng thế nào cho hiệu quả, không biết chọn mô hình nào để đầu tư.
*Nghèo do nguyên nhân ý thức
Hộ nghèo, người nghèo còn tư tưởng tự ti, trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí, chưa thực sự cố gắng khắc phục khó khăn để vươn lên làm giàu tự xóa đói giảm nghèo. Một số ít hộ còn lười lao động, chi tiêu không có kế hoạch. Một bộ phận thiếu tư liệu sản xuất, thiếu sức lao động, tiếp thu và áp dụng kiến thức kỹ thuật vào sản xuất chưa đầy đủ do đó hiệu quả kinh tế thấp.
*Nghèo do nguyên nhân nhiều con, đông người ăn theo, thiếu lao động
Do phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ nên nhiều gia đình dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa các đô thị có tư tưởng trọng nam khinh nữ sinh con trai nối dõi tông đường.
Việc ít được tiếp cận các dịc vụ kế hoạch hóa gia đình của các gia đình nghèo dẫn tới các gia đình thường đông con, nhiều người ăn theo nhưng thiếu lao động chính. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình nghèo năm 2011 Tân Sơn số nhân khẩu bình quân của các hộ gia đình nghèo là 4,81%, trong đó lao động chính chỉ có 2,5%. Như vậy ta có thể thấy nguyên nhân nghèo do đông con thiếu lao động là khá phổ biến tại các cùng cao trong tỉnh.
* Nghèo do tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu
Tân Sơn là vùng có tỉ lệ dân tộc chiếm 8,04% tại huyện có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Ở mỗi địa phương các dân tộc đã phát huy những truyền thống tốt đẹp, phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên cũng tồn tại không ít những phong tục tập quán lạc hậu cản trở phát triển kinh tế nói chung, xóa đói giảm nghèo cả tỉnh nói chung. Những phong tục này còn tồn tại khá phổ biến và không dễ gì xóa bỏ.
Trong sinh hoạt hàng ngày ở hầu hết các dân tộc huyện Tân Sơn còn có những thói quen xấu như uống nước lã, ăn các loại động vật gỏi sống làm lây lan các dịch bệnh trong cộng đồng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn, tâm lý thích tụ tập rượu chè bê tha của các dân tộc khá phổ biến. Họ cam chịu cảnh sống khó khăn, nghèo đói không muốn vượt qua chính bản thân mình để cải thiện cuộc sống, thậm chí có một bộ phận ỉ lại trông chờ vào chính sách của Nhà Nước. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu thay đổi nếp nghĩ của bản thân họ phải nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo.