Những khó khăn thách thức

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

6. Giới thiệu cấu trúc đề tài

2.1.3.2. Những khó khăn thách thức

Tân Sơn là huyện miền núi nghèo, đất dốc chiếm tỷ lệ lớn, địa hình bị chia cắt, gây cản trở lớn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.

Địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiên tai như: lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Hệ thống sông suối chảy qua địa bàn huyện, ngoài lợi thế cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất còn gây không ít khó khăn đặc biệt là hiện tượng lũ lụt, gây sạt lở xẩy ra thường xuyên vào mùa mưa hàng năm.

Tiềm năng đất đai của huyện tuy lớn, nhưng do chế độ canh tác trên đất dốc trước đây chưa hợp lý nên còn có khu vực đất bị rửa trôi, xói mòn, làm giảm độ phì của đất, mặt bằng cho phát triển công nghiệp, du lịch, đô thị với quy mô lớn là khó khăn và một phần quỹ đất nằm trong cơ chế quản lý nghiêm ngặt, quỹ đất có khả năng đầu tư chuyển đổi ít.

Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành còn chậm chuyển dịch. Kinh tế nông lâm nghiệp hiện vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đóng góp nhiều vào nền kinh tế chung của toàn huyện.

Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính tự phát, tự túc, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác thấp, các ngành dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp chưa phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ còn chưa đồng đều, còn chủ yếu tập trung vào thương mại, du lịch và các loại hình phục vụ đời sống, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ chưa phát triển. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ và manh mún.

Cơ cấu lao động còn bất hợp lý, tỷ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ rất lớn ( gần 90% tổng số lao động toàn huyện). Trình độ văn hoá và trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tập quán canh tác lạc hậu, dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất không cao, sản xuất vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp.

Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và nghề rừng, một số hộ kết hợp chăn nuôi với buôn bán nhỏ và dịch vụ. Do thu nhập chính của người dân là từ sản xuất nông nghiệp với trình độ sản xuất thấp, vì vậy đời sống của đại bộ phận dân cư trong huyện còn rất khó khăn.

Quỹ đất thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn chịu tác động bởi cơ chế quản lý nghiêm ngặt, việc quy hoạch chuyển sang mục đích khác rất hạn chế.

Hạ tầng xã hội của huyện còn yếu kém, cơ sở hạ tầng của huyện Tân Sơn nhìn chung còn nhiều thiếu thốn, các cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện, trụ sở làm việc, nhà văn hoá, hệ thống y tế, chợ còn thiếu. Hệ thống lưới điện, truyền thông công cộng, các phương tiện nghe nhìn chủ yếu vẫn tập trung tại trung tâm vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu thốn.

Chưa có quy hoạch sử dụng đất dài hạn, việc sử dụng đất hiện trạng theo tự nhiên ít đầu tư, quỹ đất có khả năng chuyển đổi ít, quản lý đất đai chưa chặt chẽ (tranh chấp giữa hộ gia đình và các nông lâm trường).

* Với những thuận lợi và khó khăn của huyện Tân sơn đã nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của nhân dân trong huyện. Điều này có ảnh hưởng nhất định tới công tác giảm nghèo huyện Tân Sơn hiện nay và những năm tới. Chính vì vậy, khi tìm hiểu nghiên cứu về huyện cần có những cái nhìn tổng quan nhất về tiềm năng cũng như hạn chế của huyện mới đưa ra được những biện pháp chính sách nhất định đặc biệt giúp huyện ngày càng phát triển hơn hòa nhập vào sự phát triển chung của toàn tỉnh cũng như cả nước.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)