Thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

6. Giới thiệu cấu trúc đề tài

2.2.1.1 Thu nhập bình quân đầu người

Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2011 đạt 477,9 tỷ đồng tăng 14,7 % so với năm 2010 và 18,9% năm 2007 lúc bắt đầu thành lập huyện. Tuy vậy do sự phát triển kinh tế chưa thực sự vững chắc, nhiều yếu tố chưa thực sự đảm bảo hiệu quả, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên Tân Sơn là một trong những huyện có GDP/người thấp của tỉnh Phú Thọ và cả nước. Năm 2011 đạt 8,1 triệu đồng/người/năm.

Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người của Tân Sơn giai đoạn 2007-2011

( Đơn vị: Triệu đồng ) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 GDP/người/năm 3,9 4,1 5,7 6,8 8,1

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn năm 2011) [4]

Thu nhập bình quân đầu người ở huyện Tân Sơn tăng qua các năm. Thấp nhất là năm 2007 những năm đầu mới thành lập huyện chỉ đạt 3,9 triệu đồng, trung bình mỗi tháng đạt 325 nghìn đồng. Đây là năm đầu mới tách huyện từ một huyện nghèo của Phú Thọ huyện Thanh Sơn do vậy kinh tế còn chưa phát triển, lúc này cơ quan bộ máy quản lý của huyện còn chưa được kiện toàn cơ sở vật chất chưa có. Nhưng năm sau đó thu nhập bình quân có tăng lên mỗi năm trung bình tăng 12% đặc biệt giai đoạn 2009 - 2011 đạt trên 12%.

Thu nhập cao nhất của huyện là năm vừa qua 2011 đạt 8,1 triệu đồng trung bình mỗi tháng đạt 675 nghìn đồng, do được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt năm 2009 huyện bắt đầu được hưởng hiệu quả kinh tế của đề án phát triển bền vững dành cho các huyện nghèo của cả nước mà Tân Sơn là huyện duy nhất của tỉnh Phú Thọ được hưởng, kết hợp với

chính sách phát triển kinh tế hợp lý do vậy thu nhập của người dân có tăng lên rõ rệt gấp hơn 2 lần so với những năm đầu thành lập huyện.

Tuy vậy, thu nhập bình quân cũng có sự chênh lệch giữa các vùng đặc biệt là những vùng hẻo lánh và những vùng xa trung tâm với những vùng gần trung tâm đường xá đi lại thuận lợi làm cho mức độ phân hóa giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu sắc. Theo các xã thu nhập bình quân đầu người có sự phân hóa.

Nơi có thu nhập cao nhất là xã Minh Đài và Tân Phú đây là hai xã có nhiều lợi thế, trong đó có Tân Phú là thị trấn của huyện, trung tâm huyện có cơ quan hành chính đặt trên địa bàn. Đặc biệt hai xã có hai nhà máy chè hoạt động là: Nhà máy chè Tân Phú và nhà máy chè Thanh Niên, đây là nơi giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong huyện, nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế. Huyện được biết đến là vùng đất thuận lợi cho cây chè phát triển đây còn là loài cây giảm nghèo của huyện Tân Sơn hiện nay mà Minh Đài và Tân Sơn là hai xã đã có hiệu quả trong việc đưa cây chè vào sản xuất và phục vụ xuất khẩu, nguồn lợi mà nó mang lại là không nhỏ. Tại xã hai cơ sơ chế biến ngày càng được hiện đại hóa trang thiết bị và cơ sơ vật chất phục vụ sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Hạ tầng cở sở ở hai xã cũng ngày càng được hoàn thiện cùng với sự quan tâm đầu tư phát triển của chính quyền điạ phương mang tính đột phá, có ý nghĩa hết sức quan trọng cho hai xã cũng như hướng phát triển kinh tế cho hộ nghèo trong thời gian tới.

Xuân Sơn là xã có thu nhập thấp nhất huyện 4,1 triệu đồng, chỉ bằng gần 40% của xã Minh Đài và Tân Phú. Đây là khu vực ít dân cư sinh sống 258 người trong đó người dân tộc chiếm đến đến 98%. Hoạt động kinh tế nông - lâm - nghiệp là chủ yếu, đốt nương phá rừng làm rẫy là phương thức chính, người dân có trình độ văn hóa thấp hoạt động kinh tế không hiệu quả. Giao lưu hàng hóa kém phát triển. Thêm vào đó lại là xã vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại rất khó khăn.

Nói như vậy không có nghĩa là Xuân Sơn không có nguồn phát triển. Khu du lịch Xuân Sơn la một điểm thu hút khách du lịch. Đây là một nguồn thu cho xã Xuân Sơn. Nếu được sự quan tâm đầu tư hơn nữa thì tương lai không xa Xuân Sơn sẽ có những bước chuyển biến kinh tế mới.

Căn cứ vào GDP/người/năm của các xã có thể chia thành 4 nhóm sau: * Nhóm 1: Thu nhập cao: Gồm những xã có GDP/người/năm > 11 triệu đồng bao gồm hai xã là: Minh Đài, Tân Phú.

* Nhóm 2: Thu nhập trung bình: Gồm những xã có GDP/người/năm từ 8 - 11 triệu đồng bao gồm: Thu Cúc, Thu Ngạc, Kiệt Sơn, Mỹ Thuận, Văn Luông.

* Nhóm 3: Thu nhập thấp: Gồm những xã có GDP/người/năm từ 6 - 8 triệu đồng bao gồm: Tam Thanh, Long Cốc, Xuân Đài, Lai Đồng, Đồng Sơn.

* Nhóm 4: Thu nhập rất thấp: Gồm những xã có GDP/người/năm dưới 6 triệu đồng bao gồm các xã là: Thạch Kiệt, Tân Sơn, Xuân Sơn, Kim Thượng, Vinh Tiền.

Sự chênh lệch về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người giữa các khu vực xuất phát từ mức độ thuận lợi khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Những nơi có nhiều điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển hiệu quả thì đời sống người dân cũng được nâng cao hơn. Có thể nói hệ thống điện, đường, trường, trạm khá là quan trọng đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Những người dân sống ở những vùng hẻo lánh, sản xuất khép kín, giao thông khó khăn thì mức thu nhập không cao như các xã khác.

Thu nhập được tạo ra trong quá trình làm việc phát triển kinh tế, có nhiều nguồn thu khác nhau do người dân có công ăn việc làm tiền công, tiền lương, chính sách xã hội. Huyện thì nguồn thu chủ yếu do hoạt động kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp mang lại gắn liền với hoạt động sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Trên địa bàn huyện lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, chiếm tới 81,98% (năm 2009), thu nhập từ ngành nông nghiệp chiếm tới 42% năm 2011.

Nhìn rộng hơn thu nhập của người dân ở Tân Sơn phải được tăng thêm từ những công việc phụ khác thì đời sống của nhân dân mới có thể ổn định hơn được. Quan trọng là họ phải có định hướng tốt trong việc phát triển kinh tế thì mới mang lại hiệu quả cao. Những người nghèo ở huyện nói riêng và nhân dân toàn huyện nói chung cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cả vốn và kiến thức. Đặc biệt người nghèo họ không có tài sản hay vốn tích lũy do vậy việc làm ăn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vấn đề đói nghèo ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)