2. Mục tiêu của đề tài
3.1.1.2. Địa hình
Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có độ dốc thấp dần theo hướng từ Đông bắc xuống Tây nam. Nhìn chung địa hình địa mạo của huyện được chia làm 2 dạng chính :
+ Địa hình đồng bằng phù sa
Đây là dải đất phù sa bằng phẳng, màu mỡ nhưng hẹp chạy dọc theo sông Hồng dải đất phù sa này có độ dốc < 30. vùng này rất thích hợp cho việc phát triển trồng lúa và các cây ngắn ngày.
+ Địa hình đồi núi thấp
Đây là vùng đồi núi thấp, độ dốc từ 8- 250
.Vùng này rất thuận lợi cho phát triển trồng các loại cây công nghiệp đặc biệt là cây chè.
3.1.1.3. Đất đai
Để đánh giá tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba, chúng tôi tiến hành sưu tầm dựa trên cơ sở số liệu của phòng Thống kê huyện, số liệu niên giám thống kê và lấy số liệu tình hình sử dụng đất năm 2009 của huyện. Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Ba như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba
Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 19.484,9
1 Đất nông nghiệp 14.417,97 74,0
2 Đất phi nông nghiệp 5.066,93 26,0
3 Đất chưa sử dụng 0 0
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Ba)[26]
Nhìn vào bảng trên ta thấy đất nông nghiệp của huyện chiếm một tỷ lệ khá cao 74% trong tổng quỹ đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm 26%. Đất chưa sử dụng không có. Điều này chứng tỏ tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác triệt để và với điều kiện đất đai của địa phương như vậy cho phép chúng ta có thể đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Ba
Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp 14.417,97
1 Đất trồng cây hàng năm 5.785,54 40,13
2 Đất trồng cây lâu năm 4.090,09 28,37
3 Đất vườn tạp 3.846,81 26,68
4 Mặt nước nuôi trồng thủy sản 695,53 4,82
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Ba)[26]
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đất trồng cây hàng năm của huyện chiếm tỷ lệ khá cao tới 40,13% đất nông nghiệp. Điều này chứng tỏ, mặc dù là huyện miền núi, nhưng Thanh Ba có điều kiện để phát triển cây hàng năm, đặc biệt là trồng lúa. Bên cạnh đó, đất trồng cây lâu năm chiếm 28.37%, chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
yếu trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây chè. Như vậy, về điều kiện đất đai của địa phương, Thanh Ba có khả năng đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung và cho trồng lúa nói riêng.