Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 139)

2. Mục tiêu của đề tài

1.3.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa ở tỉnh Phú Thọ

Ở Phú thọ, công tác giống cây trồng luôn được tỉnh qua tâm chỉ đạo, đặc biệt là giống lúa. Trong những năm qua, các giống lúa thuần đã được Trung tâm giống cây trồng của tỉnh tổ chức sản xuất giống nguyên chủng ở Trung tâm giống và các địa phương như xã Cao Xá, xã Vĩnh Lại huyện Lâm Thao, Trường Trung học nông lâm nghiệp Phú Thọ, xã Hà Thạch Thị xã Phú Thọ và một số địa phương khác. Mỗi năm cung ứng cho các địa phương trong tỉnh gần 1000 tấn lúa giống các loại. Một số giống chủ lực hiện nay là: Khang Dân 18; Q5; HT1; Nếp 97... Đồng thời trung tâm còn nhập một số giống lúa lai như Nhị Ưu 838; Nhị Ưu số 7; Bồi Tạp Sơn Thanh, Thiên Nguyên Ưu 16.... để cung ứng cho nông dân. Trung tâm còn là một địa điểm trong mạng lưới khảo nghiệm của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống quốc gia. Mỗi năm, trung tâm khảo nghiệm trên 100 giống lúa các loại gồm khoảng 80 giống lúa lai, trên 20 giống lúa thuần trong đó có 1 số giống lúa chất lượng cao như BT4; Nông Lâm 7; SH4; Hương Cốm 2; Thiên Hương 03; Bắc Thơm 7; BT13; TL6; HT6; HT9; QR1…

Với mục tiêu góp phần đa dạng bộ giống lúa, đặc biệt là các giống lúa chất lượng cao. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú thọ giao cho UBND huyện Yên Lập tổ chức phục tráng và phát triển mở rộng diện tích giống lúa nếp Gà gáy ở các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương và Lương Sơn tiến tới xây dựng thương hiệu cho loại gạo ngon đặc sản này.

Vùng sản xuất lúa đặc sản, lúa chất lượng cao vùng lòng chảo Xuân Đài - Kim Thượng của huyện miền núi Tân Sơn tỉnh Phú Thọ rộng 7 ha được triển khai từ tháng 5-2007 tại 5 xã Xuân Đài, Kim Thượng, Lai Đồng, Tân Sơn, Thu Ngạc. Các giống lúa được trồng gồm IR - 64 (lúa tẻ) và 4 loại lúa nếp là: nếp Gừng, nếp Vơi, nếp Quả Vải, nếp Quạ Đen (nếp Quà Đen). Đây chủ yếu là những giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao được phục tráng tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa phương và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dự kiến trong những năm tới sẽ mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa chất lượng cao lên 20 đến 30 ha, nhằm cung ứng gạo chất lượng cao, gạo đặc sản cho nhân dân và phục vụ khách du lịch thập phương, đồng thời giúp nhân dân giảm nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng II

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 7 giống lúa thuần chất lượng, lấy giống Hương Thơm số 1 (HT1) và giống Khang Dân 18 (KD18) làm đối chứng. Các giống lúa chất lượng tham gia thí nghiệm có nhiều ưu điểm được thu thập từ một số đơn vị nghiên cứu và công ty cung ứng giống cây trồng trong nước, chi tiết được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các giống thí nghiệm và cơ quan chọn tạo

STT Tên giống Cơ quan chọn tạo

1 HT1(Đ/c1) Công ty giống cây trồng Quảng Ninh (nhập nội) 2 BT13 Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc 3 TQ08 Viện Di truyền nông nghiệp

4 VS1 Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương 5 Hương Cốm 2 Viện Sinh học nông nghiệp

6 Nàng Hoa 9 Kỹ sư Lê Hùng Lân - Thành phố Hồ Chí Minh

7 KD18(Đ/c 2) Phòng Nông lâm thủy sản Hải Ninh - Quảng Ninh (nhập nội từ Trung Quốc)

So sánh các giống lúa đó và chọn ra các giống có triển vọng mở rộng diện tích ở vụ tiếp theo.

Tóm tắt lý lịch các giống lúa thí nghiệm: * Giống HT1[4]

- Nguồn gốc: Được nhập nội từ Trung Quốc năm 1998, do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Giống cây trồng Quảng Ninh chọn lọc và đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa 105- 110 ngày, vụ xuân 125-130 ngày + Cây cao trung bình 95- 100cm, dạng cây gọn, có mùi thơm, đẻ nhánh khỏe, chống đổ trung bình, trỗ tập trung, hạt nhỏ thơm, gạo trong, cơm thơm mềm. số hạt chắc: 110- 120 hạt/bông. Trọng lượng 1000 hạt 24- 24,5 gram.

+ Năng suất trung bình 5 - 5,6 tấn/ha. Thâm canh cao có thể đạt 7 - 7,5 tấn/ha. * Giống lúa BT13

- Nguồn gốc: Được Viện Khoa học Nông lâm Nghiệp miền núi phía Bắc chọn tạo từ giống lúa Khẩu Sửu của Điện Biên bằng phương pháp chọn lọc cá thể.

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 115 - 120 ngày; vụ mùa 100 - 105 ngày + Cây cao trung bình 95 - 100cm, dạng cây gọn, lá đòng to dài, độ thoát cổ bông trung bình, kiểu hạt thon dài, gạo trong, tỷ lệ dài/rộng = 3,4.

+ Năng suất trung bình đạt 7 - 7,5 tấn/ha.

(Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa TQ08

- Nguồn gốc: giống lúa TQ08 được Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo theo phương pháp chọn lọc phả hệ từ các nguồn gen lúa thuần Trung Quốc.

- Đặc điểm sinh học:

+Thời giansinh trưởng: vụ xuân 125 - 135 ngày, vụ mùa 105 - 110 ngày. + Chiều cao cây 85 - 100cm

+ Dạng hạt gạo nhỏ thon dài, khối lượng 1000 hạt từ 20,5 - 23g, cơm hơi thơm.

+ Năng suất trung bình 55 - 65 tạ/ha. Thâm canh cao có thể đạt 70 - 75 tạ/ha. + Khả năng chống chịu: Khá

(Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Giống lúa VS1:

- Nguồn gốc: Do GS-TS Trần Duy Quý cùng kỹ sư Nguyễn Văn Bích (Viện Di truyền nông nghiệp) chọn lọc và lai tạo từ tổ hợp lai lúa thơm Trung Quốc và giống Ải 32.

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng rất ngắn. Trung bình vụ xuân từ 115 đến 120 ngày, vụ mùa từ 95 đến 100 ngày,

+ Chiều cao cây: 95 - 105cm, dạng cây gọn có mùi thơm, phiến lá lúa dựng đứng, khả năng chống chịu bệnh khô vằn và bạc lá rất tốt. Cơm thơm, dẻo, có vị đậm và không dính.

+ Năng suất trung bình 55 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 70 - 74 tạ/ha

(Nguồn:Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa Hương Cốm 2

- Nguồn gốc: Do Viện Sinh học nông nghiệp chọn cây phân ly từ giống nhập nội TX 93

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng từ 123 - 130 ngày

+ Chiều cao cây 90 - 100cm, số lá trên cây 15 lá. Chiều dài lá đòng: 26,97cm, Chiều rộng lá đòng 1,67cm, chiều dài bông: 23,2cm. Hạt gạo dài, Cơm có mùi thơm, dẻo

+ Năng suất trung bình: 55- 60 tạ/ha

(Nguồn:Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa Nàng Hoa 9

- Nguồn gốc: Giống lúa Nàng Hoa 9 do tác giả Lê Hùng Lân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh chọn lọc từ tổ hợp Jasmine85/AS996. Đây là 1 dòng mang nhiều tính ưu việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa gieo sạ đến thu hoạch 95 ngày, lúa cấy 100 ngày.

+ Chiều cao cây từ 105 - 110cm, đẻ khỏe từ 8 - 15 bông/bụi, cứng cây chống đổ tốt, lá đòng xanh đậm dài 25 - 35cm, mọc thẳng.

+ Bông dài từ 25 - 35cm, số hạt chắc/bông từ 150 - 250 hạt, trọng lượng 100 hạt = 25 gram, hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng. Cơm có mùi thơm, dẻo, đậm, khi nấu tỏa hương.

+ Chịu phèn khá, hơi kháng rầy nâu và bệnh Đạo ôn

(Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa Khang Dân 18(Trương Đích, 1999) [14]

- Nguồn gốc

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc. Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

- Đặc điểm sinh học

+ Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 105 - 110 ngày, ở trà Hè thu là 95 ngày.

+ Chiều cao cây: 95 - 100cm. Phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh vàng. Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém.

+ Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp. Chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm. Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt là 2,28. Trọng lượng 1000 hạt 19,5 - 20,2 gram. Gạo trong. Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha.

+ Khả năng chống đổ trung bình đến kém, bị đổ nhẹ - trung bình trên chân ruộng hẩu. Chịu rét khá. Là giống nhiễm Rầy nâu, nhiễm vừa bệnh Bạc lá, bệnh Đạo ôn, nhiễm nhẹ với bệnh Khô vằn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Trường Trung học Nông lâm nghiệp Phú Thọ - Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Thời gian tiến hành từ tháng 6 năm 2009- tháng 6 năm 2010 Tiến hành khảo nghiệm vụ mùa năm 2009 và vụ xuân 2010

Tiến hành trình diễn vụ xuân 2010 (trên cơ sở tham khảo những kết quả đạt được trong quá trình khảo nghiệm ở vụ xuân 2009 của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia và kết quả nghiên cứu vụ mùa năm 2009) chọn 1 - 2 giống có triển vọng xây dựng mô hình trình diễn tại xã Vũ Yển, xã Đỗ Xuyên và xã Khải Xuân - huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa chất lượng tại huyện Thanh Ba - Điều tra đặc điểm khí hậu thời tiết tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng các giống tham gia thí nghiệm

- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh các giống tham gia thí nghiệm - Phân tích chất lượng gạo, đánh giá cơm nấu của các giống lúa thí nghiệm - Xây dựng mô hình trình diễn các giống lúa có triển vọng trong vụ xuân 2010 tại một số điểm trong huyện

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các giống trong mô hình

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Thí nghiệm so sánh giống

Thực hiện trong vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010.

2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật tuân theo quy trình khảo nghiệm giống lúa của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thí nghiệm được bố trí trên đất vàn, chủ động tưới tiêu, cấy trên đất 2 vụ lúa 1 vụ màu trong năm thuộc Trường Trung học Nông lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ (xã Khải Xuân - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ). Hàng năm, khu đất ruộng thí nghiệm thường được thực hiện các công thức luân canh chính như sau: Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Ngô đông

Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương đông

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

I, II, III là số lần nhắc lại

1, 2, 3, 4, 5, 6,7 là công thức thí nghiệm

Các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2

khoảng cách giữa các ô là 0,4m, tổng số ô thí nghiệm là 21 ô; tổng diện tích thí nghiệm 21 ô ×10 = 210m2. Tổng diện tích bố trí thí nghiệm là 400m2

.

* Quy trình gieo cấy và chăm sóc ruộng thí nghiệm: - Mật độ cấy: 45 khóm/m2 ; cấy 1 dảnh/khóm.

- Lượng phân bón tính cho 1 ha (theo quy trình của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ).

+ Vụ xuân: 10 tấn phân chuồng, 100kg N, 80kg P2O5,60kg K2O. + Vụ mùa: 10 tấn phân chuồng, 80kg N, 80kg P2O5, 60kg K2O.

Dải bảo vệ

I 2 3 4 6 7 1 5

II 1 5 7 2 4 6 3

III 4 6 1 5 3 2 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cách bón

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 30% đạm.

+ Bón thúc đợt 1: 40 % đạm + 50% kaly khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp làm cỏ sục bùn.

+ Bón thúc đợt 2: 30 % đạm + 50% kaly còn lại khi lúa bắt đầu làm đòng.

2.2.2.3. Phương pháp lấy mẫu theo dõi

Mỗi ô thí nghiệm được lấy mẫu tại 5 điểm theo đường chéo của từng ô (khóm giao điểm của đường chéo và 4 khóm còn lại là điểm giữa từ giao điểm đường chéo đến 4 góc của ô thí nghiệm).

2.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu theo quy phạm khảo nghiệm giống quốc gia 10 TCN 558-2002 [5] và Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu giống lúa Quốc tế IRRI, [31].

2.3.1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển

(Tính từ khi gieo đến khi thu hoạch - đơn vị: ngày) - Ngày gieo mạ

- Ngày cấy

- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi ruộng lúa có 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên đến khi cây lúa đạt dảnh tối đa.

- Thời gian làm đòng: Tính từ khi bóc thân cây lúa có đòng dài ≥2mm - Thời gian trỗ bông: Khi ruộng có 50% số khóm trỗ bông

- Thời gian chín: Khi có 85% số hạt chín trên các khóm

2.3.2. Chỉ tiêu chất lượng mạ

Quan sát hình thái cây mạ rồi đánh giá theo thang điểm của IRRI: Điểm 1: Mạnh (cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1dảnh) Điểm 5: Trung bình (cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh ) Điểm 9: Yếu (cây mảnh yếu, còi cọc, lá vàng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.3. Chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh

Cứ 5 ngày theo dõi một lần ở những cây định sẵn, đếm toàn bộ số dảnh trên mỗi khóm, các cây được theo dõi với số dảnh bằng nhau theo đường chéo (1 khóm/điểm, 5 điểm/ô, 15 cây/công thức)

Theo dõi đẻ nhánh:

Dảnh cơ bản (dảnh/khóm) Dảnh tối đa (dảnh/khóm) Dảnh hữu hiệu (bông/khóm) Từ trên ta tính ra các chỉ tiêu sau Dảnh tối đa Sức đẻ chung = Dảnh cơ bản Dảnh hữu hiệu Sức đẻ hữu hiệu = Dảnh cơ bản Dảnh hữu hiệu Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) = x 100 Dảnh tối đa

2.3.4. Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái

* Khóm: Góc thân (thế cây): đứng (<300); nửa đứng (450); mở (600

); xoè (>600)

* Bông: Chiều dài trục chính: rất ngắn < 20 cm; ngắn 20 - 25 cm; trung bình 26 - 30 cm; dài 31 - 35 cm; rất dài > 35 cm

* Thân:

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ gốc đến chóp bông cao nhất của 15 khóm điều tra lấy mẫu ở 3 lần nhắc lại (mỗi lần nhắc lại 5 khóm) rồi tính kết quả trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Lá

- Màu sắc phiến lá: Quan sát bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 4- 6 và đánh giá theo thang điểm:

Điểm 1: Xanh nhạt Điểm 2: Xanh Điểm 3: Xanh đậm Điểm4: Tím ở đỉnh lá Điểm 5: Tím ở mép lá

Điểm 6: Có đốm tím (xen lẫn màu xanh) Điểm 7: Tím

- Chiều dài phiến lá (cm): Đo thực tế chiều dài lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 6

+ Ngắn: < 25cm

+ Trung bình: 25-35cm + Dài: 35,1- 45cm

- Chiều rộng phiến lá (cm): Đo thực tế chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 6.

+ Hẹp: <1cm

+ Trung bình: 1-2cm + Rộng > 2cm

- Độ tàn lá: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)