Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản ở

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 43)

2. Mục tiêu của đề tài

1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản ở

Ở nước ta, lúa thơm có nhiều nét đặc sắc thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Bên cạnh lúa thơm cổ truyền, một vài dòng lúa thuần thông qua lai tạo có mùi thơm cũng được phát triển trong sản xuất. Các nhà chọn giống nước ta đã khai thác nguồn bố mẹ trong ngân hàng gen của Việt Nam thông qua nội dung: chọn dòng thuần, đột biến gen, lai đơn, nuôi cấy mô,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khai thác đột biến tế bào Soma v.v... (Lê Vĩnh Thảo, 2004) [28]. Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Lê Doãn Diên và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu chất lượng dinh dưỡng của một số giống lúa trồng phổ biến trong sản xuất ở thời gian đó là Sài Đường, Di hương, Lúa thơm 502, Ba giăng. Các tác giả đã tiến hành chiết xuất Protein tổng số của các giống gạo này bằng phương pháp của Hess và đã thu được Protein trung gian và Protein liên kết chặt(Lê Doãn Diên, 2003) [8].

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam có nhiều thành tựu trong việc chọn tạo các giống lúa, nhất là các giống lúa chất lượng cao. Các giống lúa Nếp thơm, Tẻ thơm như: IR64, IR66, T1, X21, Xi23, NX30... đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện tại, các giống lúa lai HYT của viện lai tạo ra cũng đang được thí nghiệm và sản xuất thử ở nhiều nơi, kết quả thu được là rất khả quan (Trương Đích, 1999) [15]. Các giống Nếp 87, Nếp 87-2, Nếp 97 là những giống nếp được chọn tạo có nhiều ưu điểm như năng suất cao, chất lượng tốt có hương thơm như Nếp Cái Hoa Vàng. Các giống lúa này hiện được trồng nhiều ở các tỉnh từ bắc Trung Bộ trở ra. Để tạo cơ sở cho việc ứng dụng các quy trình canh tác các giống lúa đặc sản và giống lúa chất lượng cao, tập thể tác giả của viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đã giới thiệu về các giống chất lượng và kỹ thuật canh tác nhằm không ngừng năng cao năng suất, chất lượng của lúa... (Lê Vĩnh Thảo, 2004) [28].

Viện cây lương thực - Thực phẩm là viện nghiên cứu các giống lúa hàng đầu ở Việt Nam được thành lập từ rất sớm. Viện này đã được các nhà khoa học danh tiếng như Giáo sư nông học Lương Đình Của, Giáo sư, Tiến sỹ, Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng lãnh đạo và chỉ đạo công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa. Nhiều các giống lúa mới được ra đời như chiêm 314 năng suất khá, chịu rét, chịu nước sâu. Giống NN8 - 388 được phát triển từ giống nhập nội IR8, có nhiều ưu điểm như thấp cây, năng suất cao. Giống Bao Thai lùn có năng suất cao phẩm chất tốt, là giống chủ lực trên trà lúa mùa chính vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc Việt Nam. Viện cũng đã chọn tạo được các giống lúa chất lượng cao như giống P4 và P6 là các giống lúa có hàm lượng protein cao, năng suất trung bình đạt từ 45- 50 ta/ha/vụ. Đặc biệt, giống P4 có hàm lượng protein tới 11% hạt gạo dài tỷ lệ gạo xát cao (Vũ Tuyên Hoàng, 1997) [16, 17]. Giống P6 là giống có hàm lương protein đạt 10,5%, năng suất đạt 45 - 50 tạ/ha/vụ, đây cũng là giống có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cũng đã nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa mới như DT122, là giống có năng suất cao phẩm chất gạo tốt.

Viện Bảo vệ thực vật cũng chọn tạo được nhiều giống lúa có năng suất và chất lượng cao.

Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long là một Viện nghiên cứu chuyên sâu về các giống lúa đặt tại trung tâm châu thổ sông Cửu Long. Các giống lúa MTL241, MTL305, MTL385, MTL386, MTL389, MATSURI, OM35-36 do viện chọn lọc, lai tạo, đang được trồng phổ biến ở đây đã tạo ra bước ngặt lớn về năng suất chất lượng lúa. Ngoài ra, công tác xây dựng mô hình trồng các giống lúa chất lượng cao như Hương Nhài, Khaodomal, Nàng Thơm cũng được Viện đặc biệt chú ý. Viện cũng đang chịu trách nhiệm quy hoạch và hướng dẫn nông dân trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu gạo chất lượng của Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp trong cả nước cũng đã tích cực nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu như giống Việt Lai 20 (VL20) của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội là giống lúa lai 2 dòng cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng đã chọn tạo ra nhiều giống lúa có năng suất cao như giống lúa K3 với khả năng chịu rét tốt, năng suất cao. Giống lúa Nông Lâm 7 là giống lúa chất lượng cao do nhà trường chọn tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng đang được khảo nghiệm. Ngoài ra, Các viện vùng, các trung tâm, trạm, trại trong cả nước cũng đã tích cực nghiên cứu lai tạo, chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, trong đó có các giống lúa mới được đưa vào sản xuất. Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú đa dạng, chúng ta đã và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhằm khai thác hiệu quả hơn về tiềm năng và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết, khí hậu của nước ta, làm đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

1.3.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng giống lúa ở tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Ba

1.3.3.1.Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Phú Thọ và Huyện Thanh Ba

* Sản xuất lúa ở tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, sản xuất lúa của tỉnh Phú Thọ đã tăng nhanh, đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh. Năng suất lúa tăng nhanh là do Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo đưa các giống lúa mới vào sản xuất. đặc biệt là các giống lúa lai. Tỷ lệ lúa Lai chiếm tới 40% diện tích lúa của toàn tỉnh. Các giống lúa nay chủ yếu là Nhị Ưu 838, Bồi Tạp Sơn Thanh, Nhị Ưu số 7… giống lúa thuần chủ yếu hiện nay là Khang Dân 18, Q5.

Mặc dù năm 2008 là năm rét đậm kéo dài, nhiều điện tích không gieo cấy được nhưng lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục hậu quả nghiêm trọng của đợt rét đậm, rét hại lịch sử ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Nhiều diện tích phải gieo cấy lại làm kéo dài thời gian gieo cấy và thu hoạch lúa chiêm xuân. Với sự lãnh đạo sát sao của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, những nỗ lực của bà con nông dân, đồng thời với nhiều yếu tố thuận lợi trong sản xuất. Năm 2008 khẳng định sản xuất lúa toàn tỉnh tiếp tục có bước tăng trưởng, mặc dù diện tích giảm nhiều so với năm 2007 nhưng sản lượng lúa tăng so với năm 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.5: Diện tích năng suất sản lượng lúa của tỉnh Phú Thọ 2007-2009

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

2007 71.877,8 45,14 324.417,3

2008 67.868,7 48,9 331.854,2

2009 71.281,2 50,89 362.746,8

(Nguồn: Niên giám thống kê)[6]

Năm 2009, sản xuất lúa của tỉnh tiếp tục khẳng định được sự tăng trưởng cả về năng suất và sản lượng. Mặc dù, diện tích lúa có giảm do hạn hán và một phần đất chuyển sang cho sản xuất công nghiệp, nhưng sản lương lúa của tỉnh đã tăng vượt bậc so với các năm trước.

Những năm gần đây, khi nguồn lương thực đã dồi dào và còn có phần dư thừa, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa ở huyện Lâm Thao và đưa một số giống lúa chất lượng cao vào sản xuất (như HT1, LT2, Thiên Nguyên Ưu 16…) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và phục vụ cho chương trình du lịch của tỉnh.

* Sản xuất lúa ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thanh Ba, trong những năm qua, năng suất và sản lượng lúa của huyện không ngừng được tăng nhanh, từ 46,73 tạ/ha năm 2007 lên 51,4 tạ/ha năm 2009. Hiện nay tổng diện tích lúa của cả huyện là 6578 ha trong đó vụ xuân là 3260,7 ha, vụ mùa 3326,4 ha.

Bảng 1.6: Diện tích năng suất sản lượng lúa 2007-2009

Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lƣợng (Tấn) 2007 6.667,0 46,73 31.155,5 2008 6.312,5 48,3 30.548,6 2009 6.578,0 51,4 33.845,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năng suất lúa tăng nhanh trong thời gian qua là do kết quả áp dụng các giống mới vào sản xuất đặc biệt là các giống lúa lai. Thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi của tỉnh Phú Thọ, Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006- 2010 của huyện, việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, điều chỉnh quy hoạch lại vùng, ngành sản xuất theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa, mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đẩy nhanh tiến độ dồn đổi ruộng đất, đưa tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, mở rộng diện tích Đậu tương, Lạc và Lúa có chất lượng gạo cao (Văn kiện đại hội XXIII Đảng bộ huyện Thanh Ba) [11] là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của huyện. Đến nay, bộ giống lúa hiện đang gieo cấy tại huyện Thanh Ba khá phong phú song tập chung vào một số giống lúa chủ lực. Các giống lúa lai gồm Nhị Ưu 838, Nhị Ưu số 7, Thiên Nguyên Ưu 16, Thiên Nguyên Ưu 9 (Thiên Nguyên Ưu 16 có chất lượng gạo cao)… Các giống lúa thuần gồm Khang Dân 18, Q5, SH2… các giống lúa thuần có chất lượng gạo cao như HT1, LT2… các giống lúa Nếp gồm Nếp 97, Nếp 352…

Tỷ lệ giữa lúa lai và lúa thuần trong các năm gần đây hầu như không có sự biến động. Diện tích lúa chất lượng cao được tăng dần qua từng năm kể cả lúa lai và lúa thuần chất lượng. Điều này chứng tỏ chủ trương đưa các giống cây trồng có giá trị cao vào sản xuất của huyện đang từng bước thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ lệ lúa chất lượng cao vẫn còn thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.7: Sự thay đổi cơ cấu giống lúa huyện Thanh Ba qua các năm

Vụ Giống

Diện tích

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Xuân

Lúa lai thường 950 28.74 870 28.53 750 23.00 Lúa lai chất lượng 100 3.02 150 4.92 380 11.65 Khang Dân 18 1255 37.96 1150 37.71 1060 32.51 Q5 355 10.74 330 10.82 326 10.00 Tẻ thơm 200 6.05 250 8.20 350 10.73 Nếp 180 5.44 180 5.90 170 5.21 Giống khác 266 8.05 119.6 3.92 224.7 6.89 Tổng cộng 3306 100.0 3049.6 100.0 3260.7 100.0 Mùa

Lúa lai thường 900 26.78 853 26.14 650 19.54 Lúa lai chất lượng 250 7.44 255 7.82 400 12.03 Khang Dân 18 1200 35.70 1158 35.49 1120 33.67 Q5 350 10.41 350 10.73 300 9.02 Tẻ thơm 250 7.44 320 9.81 450 13.53 Nếp 200 5.95 200 6.13 200 6.01 Giống khác 211.13 6.28 126.93 3.89 206.4 6.20 Tổng cộng 3361.13 100.0 3262.93 100.0 3326.4 100.0

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Ba) [26]

Hiện nay, cơ cấu giống lúa chủ yếu của huyện là các giống lúa ngắn ngày để có thể sản xuất rau màu vụ đông. Cơ cấu cây trồng chính của vùng là: Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ đông. Vì vậy, hướng chọn giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày là phù hợp với điều kiện sinh thái và canh tác của vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)