Mô hình sản xuất

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 139)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.Mô hình sản xuất

Từ kết quả khảo nghiệm các giống lúa chất lượng vụ mùa năm 2009, kết hợp với tham khảo kết quả khảo nghiệm vụ xuân năm 2009 củaTrung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia. Chúng tôi sẽ lựa chọn 1-2 giống có nhiều ưu điểm và có triển vọng nhất để xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã đặc trưng cho 3 tiểu vùng sinh thái khác nhau của huyện Thanh Ba. Đồng thời đây cũng là các xã có khả năng để mở rộng diện tích lúa chất lượng.

Phương pháp bố trí và theo dõi mô hình: Trên cở sở đất ruộng của nông dân, chúng tôi lựa chọn ruộng có độ đồng đều cao để làm mô hình. Các quy trình kỹ thuật được áp dụng theo đúng hướng dẫn chung của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. Các hộ tham gia thử nghiệm giống mới sẽ trực tiếp theo dõi, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng nhiễm sâu bệnh hại và chất lượng gạo, đồng thời tham gia hội thảo đầu bờ. Căn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cứ vào ý kiến thảo luận và kết quả phiếu đánh giá của nông dân tham gia mô hình sẽ xác định được giống có ưu điểm cao nhất để giới thiệu cho sản xuất.

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu điều tra và số liệu thí nghiệm bằng chương trình EXCEL và phần mềm chương trình IRRISTAT [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm cơ bản vùng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm chung

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Ba là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ trải dài từ 20021’- 21034’ độ vĩ bắc, chiều rộng từ 105003’- 105014’ kinh độ đông. Phía nam giáp thị xã Phú Thọ, phía Tây có sông Hồng bao bọc, Phía Đông giáp huyện Phù Ninh, Phía Bắc giáp 2 huyện là Đoan Hùng và Hạ Hòa.

3.1.1.2. Địa hình

Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có độ dốc thấp dần theo hướng từ Đông bắc xuống Tây nam. Nhìn chung địa hình địa mạo của huyện được chia làm 2 dạng chính :

+ Địa hình đồng bằng phù sa

Đây là dải đất phù sa bằng phẳng, màu mỡ nhưng hẹp chạy dọc theo sông Hồng dải đất phù sa này có độ dốc < 30. vùng này rất thích hợp cho việc phát triển trồng lúa và các cây ngắn ngày.

+ Địa hình đồi núi thấp

Đây là vùng đồi núi thấp, độ dốc từ 8- 250

.Vùng này rất thuận lợi cho phát triển trồng các loại cây công nghiệp đặc biệt là cây chè.

3.1.1.3. Đất đai

Để đánh giá tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba, chúng tôi tiến hành sưu tầm dựa trên cơ sở số liệu của phòng Thống kê huyện, số liệu niên giám thống kê và lấy số liệu tình hình sử dụng đất năm 2009 của huyện. Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Ba như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba

Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 19.484,9

1 Đất nông nghiệp 14.417,97 74,0

2 Đất phi nông nghiệp 5.066,93 26,0

3 Đất chưa sử dụng 0 0

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Ba)[26]

Nhìn vào bảng trên ta thấy đất nông nghiệp của huyện chiếm một tỷ lệ khá cao 74% trong tổng quỹ đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm 26%. Đất chưa sử dụng không có. Điều này chứng tỏ tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác triệt để và với điều kiện đất đai của địa phương như vậy cho phép chúng ta có thể đầu tư cho phát triển nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Ba

Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 14.417,97

1 Đất trồng cây hàng năm 5.785,54 40,13

2 Đất trồng cây lâu năm 4.090,09 28,37

3 Đất vườn tạp 3.846,81 26,68

4 Mặt nước nuôi trồng thủy sản 695,53 4,82

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Ba)[26]

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đất trồng cây hàng năm của huyện chiếm tỷ lệ khá cao tới 40,13% đất nông nghiệp. Điều này chứng tỏ, mặc dù là huyện miền núi, nhưng Thanh Ba có điều kiện để phát triển cây hàng năm, đặc biệt là trồng lúa. Bên cạnh đó, đất trồng cây lâu năm chiếm 28.37%, chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yếu trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây chè. Như vậy, về điều kiện đất đai của địa phương, Thanh Ba có khả năng đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung và cho trồng lúa nói riêng.

3.1.1.4. Thời tiết khí hậu

Thanh Ba nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt.

Mùa hạ từ tháng 4 kết thúc tháng 10; đặc điểm nhiệt độ cao, mưa nhiều; Mùa đông từ tháng 11 kết thúc tháng 3 năm sau; đặc điểm nhiệt độ thấp, mưa ít, nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 100C và có sương muối.

Qua theo dõi điều kiện thời tiết khí hậu nhiều năm cho thấy: Thanh Ba có tổng nhiệt độ hàng năm dao động từ 8.5000C đến 8.6000C. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,20C, Thường từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ bình quân tháng > 260C. Nền nhiệt độ này phù hợp với trồng cây nhiệt đới. Các tháng 11,12, 1, 2 là những tháng thường có nhiệt độ trung bình tháng dưới 200C. Nền nhiệt độ này thích hợp một số cây trồng ôn đới như Khoai tây, Bắp cải, Su hào… Số ngày có nhiệt độ dưới 200C trong năm là 120 ngày. Đây là chế độ nhiệt thuận lợi để ứng dụng cơ cấu 3 vụ, với 2 vụ trồng cây ưa nóng và 1 vụ trồng cây ưa lạnh. Vì vậy, hướng thâm canh 3 vụ (2 lúa 1 màu) là mục tiêu chính của huyện Thanh Ba.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1835 mm nhưng phân bố không đều trong các tháng. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5, tháng 10 chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%.

3.1.1.5. Thủy văn

Tài nguyên nước của huyện được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn nước chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho sản suất nông nghiệp và các hoạt động dân sinh khác của các xã ven sông. Cùng với sông Hồng là khoảng 750 ha diện tích mặt nước ao, hồ, đầm.

Nguồn nước ngầm của huyện là dồi dào và đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt.

Nước mưa là nguồn cung cấp bổ sung cho các sông ngòi, ao, hồ, đầm và cho sinh hoạt, là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt đối với cây lâu năm và đất rừng.

3.1.2. Diễn biến thời tiết khí hậu khi thực hiện đề tài

Trong thời gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi thu thập số liệu về thời tiết khí hậu tại địa phương như sau:

3.1.2.1. Nhiệt độ

Trong sản xuất vụ mùa 2009, từ khi gieo mạ (tháng 6/2009) cho đến khi thu hoạch (tháng 9/2009), nhiệt độ trung bình trong vụ sản xuất không có dao động lớn. Do có nền nhiệt độ cao, nên cây lúa sinh trưởng dinh dưỡng manh. Nhưng đồng thời, sâu bệnh cũng phát triển mạnh như sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn.

Vụ xuân năm 2010, nhiệt độ trung bình trong vụ biến động từ 17,5 - 29,10C. mặc dù những tháng đầu vụ nhiệt độ có thấp, nhưng cao so với vụ xuân năm 2008. có thể nói vụ xuân 2009 là một vụ ít có thời gian rét đậm như các năm khác nên lúa sinh trưởng phát triển tốt. Trong thời kỳ gieo mạ, chúng tôi áp dụng biện pháp che phủ ni lon nên mạ sinh trưởng tốt. Sau khi cấy, gặp một đợt rét kéo dài 7 ngày (từ ngày 15 - 21/2) nhiệt độ trung bình ngày xuống từ 11,2 - 14,70C nên lúa chậm bén rễ hồi xanh.

Số liệu thời tiết khí hậu trong thời gian thực hiện đề tài được thể hiện ở bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3: Thời tiết khí hậu huyện Thanh Ba từ tháng 6/2009- tháng 6/2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng Nhiệt độ (0 C) Tổng lƣợng mƣa (m m) Ẩm độ (%) Số giờ nắng (giờ) Cao nhất Thấp nhất Trung bình 6/2009 37,7 21,0 29,0 180 81 183 7/2009 35,8 22,6 28,4 274 87 156 8/2009 36,5 22,5 28,7 93 85 224 9/2009 36,0 22,1 27,9 71 84 183 10/2009 33,2 20,0 25,6 48 86 128 11/2009 33,2 10,4 20,5 14 78 138 12/2009 29,2 11,5 19,0 4 81 78 1/2010 26,8 8,9 17,5 56 87 41 2/2010 29,4 10,0 20,3 14 83 100 3/2010 30,2 13,1 21,4 48 83 60 4/2010 32,6 17,4 22,9 74 88 58 5/2010 37,3 21,4 27,9 105 85 112 6/2010 37,7 23,5 29,1 106 83 144

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Phú Hộ)[29]

3.1.2.2. Lượng mưa

Đối với vụ mùa năm 2009, giai đoạn lúa sinh trưởng dinh dưỡng mưa nhiều, ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực (tháng 8 và tháng 9) lượng mưa rất thấp. Tuy nhiên, do có hệ thống tưới tiêu thuận lợi nên đã đảm bảo nước tưới cho lúa trong giai đoạn này.

Vụ xuân năm 2010, lượng mưa những tháng đầu năm rất thấp, có thể nói đây là 1 vụ hạn lịch sử. Nhiều khu ruộng của huyện Thanh Ba không có nước tưới phải chuyển sang trồng màu (chủ yếu là chuyển sang trồng Đậu tương). Với vị trí ruộng thí nghiệm thuận lợi và hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chúng tôi vẫn triển khai gieo cấy đúng kế hoach đã đề ra và đảm bảo nước tưới cho lúa ngay từ thời kỳ đầu. vì vậy, lúa sinh trưởng phát triển tốt.

3.1.2.3. Số giờ nắng

Vụ mùa năm 2009, là vụ có nền nhiệt cao và số giờ nắng cao nên lúa sinh trưởng thuận lợi. Nhưng nắng nóng ở vụ mùa cũng làm ảnh hưởng đế một số yếu tố khác như: Sâu bệnh phát triển, gây bốc hơi nước mạnh dẫn đến hạn nếu không chủ động tưới nước kịp thời. Bên cạnh đó, nắng nóng cũng là nguyên nhân gây mất đạm do quá trình bốc hơi, dẫn đến cây chỉ sử dụng được một phần phân bón.

Vụ xuân năm 2010, trong các tháng đầu vụ thì tháng 2 có số giờ nắng cao nên sau khi bén rễ hồi xanh lúa đẻ nhánh sớm. Tuy nhiên, tháng 3 và tháng 4 là những tháng có số giờ nắng thấp, thời tiết nhiều ngày âm u không những không thuận lợi cho quá trình quang hợp của lá lúa, mà còn tạo điều kiện cho bệnh hại phát sinh phát triển đặc biệt là bênh đạo ôn.

3.1.2.4. Ẩm độ không khí

Vụ mùa năm 2009, độ ẩm các tháng tương đối ổn định và dao động từ 81- 87%. Đây là độ ẩm thuận lợi cho quá trình phát triển của lúa mùa. Vì vậy năng suất vụ mùa khá cao.

Vụ xuân năm 2010, độ ẩm không khí cao, đặc biệt trong tháng 4 (88%) rất thuận lợi cho quá trình làm đòng và trỗ bông của lúa. Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao trong giai đoạn này cũng rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

3.2. Kết quả so sánh giống lúa

3.2.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển giai đoạn mạ

Mạ tốt là tiền đề để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, là cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh. Muốn cho lúa có năng suất cao là phải có mạ tốt. Nông dân Việt Nam từ xa xưa có kinh nghiệm “Tốt giống tốt má, Tốt mạ tốt lúa”. Một giống lúa tốt sẽ biểu hiện ngay từ trong ruộng mạ. Cây mạ tốt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải cứng cây, đanh dảnh, to gan, đủ số lá, phát triển cân đối, sạch sâu bệnh và đúng tuổi. Trong vụ xuân cây mạ cần có khả năng chịu rét.

Vụ mùa năm 2009, chúng tôi tiến hành gieo mạ ngày 16/6/2009, cấy ngày 29/6/2009, mạ đạt 13 ngày tuổi. Do điều kiện thời tiết thuận lợi nên mạ sinh trưởng phát triển tốt.

Vụ xuân năm 2010, chúng tôi gieo mạ ngày 20/01/2010, cấy ngày 09/2/2008, tuổi mạ đạt 20 ngày. Trong suốt thời gian trên, cây mạ phát triển trong điều kiện nhiệt độ biến động từ 15 - 250C. Có thể nói, đối với điều kiện vụ xuân thì đây là thời điểm có nhiệt độ tương đối ấm áp. Nhưng để tạo điều kiện cho mạ sinh trưởng tốt, chúng tôi vẫn áp dụng quy trình che phủ ni lon cho mạ và áp dụng mở luống vào ban ngày đối với những ngày có nhiệt độ cao nên mạ sinh trưởng bình thường. Mạ của các giống BT13, TQ08 và Khang Dân 18 sinh trưởng ở mức trung bình, lá có màu vàng. Mạ của các giống HT1, VS1, Hương Cốm 2, Nàng Hoa 9 sinh trưởng tốt, lá màu xanh đậm.

Trước khi cấy, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng mạ của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm ở cả vụ mùa năm 2009 và vụ xuân 2010, kết quả thu được trình bày qua bảng 3.4.

Kết quả theo dõi cho thấy: Chiều cao cây mạ của các giống thí nghiệm ở vụ mùa năm 2009 trước cấy dao động từ 17,0cm - 19,0cm. Các giống thí nghiệm đều có chiều cao cây mạ thấp hơn đối chứng 1 (HT1) và cao hơn đối chứng 2 (Khang Dân 18). Vụ xuân 2010, do nhiệt độ thấp, nên mặc dù tuổi mạ dài hơn so với vụ mùa năm 2009, nhưng chiều cao cây mạ cũng chỉ tương đương với vụ mùa năm 2009. Chiều cao cây mạ ở vụ xuân 2010 cũng chỉ dao động từ 16,4cm - 19cm. Giống có chiều cao cây mạ thấp nhất đó là TQ 08, tiếp đến là BT13; 2 giống này có chiều cao cây mạ thấp hơn cả 2 giống đối chứng. Các giống còn lại đều có chiều cao cây mạ cao hơn 2 giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4: Sinh trưởng, phát triển của mạ

Vụ Giống Ngày gieo mạ Số lá mạ khi cấy Chiều cao cây mạ (cm) Sức sống của mạ (Điểm) Khả năng chịu rét (Điểm) Mùa 2009 HT1(Đ/c 1) 16/6 3,5 19,0 1 BT13 16/6 3,5 17,6 1 TQ08 16/6 3,5 17,2 1 VS1 16/6 3,2 18,4 1 Hương Cốm 2 16/6 3,2 18,0 1 Nàng Hoa 9 16/6 3,5 17,8 1 KD 18(Đ/c 2) 16/6 3,2 17,0 1 Xuân 2010 HT1(Đ/c 1) 22/1 3,2 18,2 1 3 BT13 22/1 3,2 17,8 5 3 TQ08 22/1 3,0 16,4 5 5 VS1 22/1 3,5 18,4 1 3 Hương Cốm 2 22/1 3,5 19,0 1 3 Nàng Hoa 9 22/1 3,5 19,0 1 3 KD18(Đ/c 2) 22/1 3,2 18,4 5 3

Số lá mạ của các giống trước khi đưa ra ruộng cấy dao động từ 3 - 3,5 lá/cây. Ở vụ mùa năm 2009, do nhiệt độ thích hợp nên mạ các giống tham gia thí nghiệm sinh trưởng tương đối đồng đều và có số lá tương đương với đối chứng. Vụ xuân 2010 do nhiệt độ xuống thấp, khả năng chịu lạnh của các giống có khác nhau nên khả năng sinh trưởng khác nhau dẫn đến số lá/cây có khác nhau. Trong số các giống thí nghiệm, TQ08 có số lá thấp nhất (3,0 lá) thấp hơn cả 2 giống đối chứng. Các giống còn lại có số là tương đương với 2 giống đối chứng.

Một số giống đã biểu hiện khả năng chống chịu rét khá (điểm 3) trong vụ xuân năm 2010 là VS1, BT13, Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9. Các giống này có khả năng chịu rét tương đương với 2 giống đối chứng. Riêng giống TQ08 có khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng chịu rét trung bình (điểm 5), chịu rét kém hơn cả 2 giống đối chứng. Như vậy xét về các yếu tố ở giai đoạn mạ, các giống VS1, Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9 đều có các chỉ tiêu chiều cao cây mạ, số lá mạ, khả năng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 139)