2. Mục tiêu của đề tài
3.2.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia
Năng suất được cấu thành bởi ba yếu tố: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Trong cả ba yếu tố trên thì sự đóng góp của số bông/m2 là 74%, hai yếu tố còn lại là 26% (Nguyễn Văn Hoan, 2000) [20]. Đồng thời, số bông/m2
cũng là yếu tố tương đối dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố còn lại, Do số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt được kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền.
Mục tiêu hàng đầu của công tác chọn tạo giống lúa bao giờ cũng là năng suất. Năng suất lúa phản ánh tổng hợp sự sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu, thích nghi của một giống. Năng suất lúa tạo thành trực tiếp từ 3 yếu tố cấu thành là số bông/khóm, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Để đạt năng suất cao thì cần có các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương quan hợp lý. Muốn có số bông trên đơn vị diện tích lớn phải có số nhánh tối đa lớn và tỷ lệ nhánh hữu hiệu phải cao. Các yếu tố này phụ thuộc vào đặc tính của giống và các biện pháp kỹ thuật, như: Mật độ cấy, điều kiện chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, tùy vào giống lúa và các điều kiện thâm canh như: đất đai, nước, phân bón, thời vụ... mà quyết định mật độ cấy thích hợp, để có thể tăng tối đa số bông trên một đơn vị diện tích.
Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến trỗ). Số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1-3 trong vòng từ 7-10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước 6, tức là khoảng 10 - 12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận, như: Trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh... ngoài ra, cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống. Giai đoạn này, cần bổ sung lượng phân bón vô cơ (Đạm Urea, Kali) cần thiết để quá trình phân hóa được thuận lợi quyết định số hạt/bông nhiều.
Tỷ lệ hạt chắc/bông: Tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ. Nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỉ lệ lép dao động tương đối lớn, trung bình từ 5 - 10%, cũng có khi lên tới 15 - 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa. Trong công tác chọn giống, cần chú ý chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép.
Yếu tố cuối cùng là khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1.000 hạt được cấu thành bởi 2 yếu tố: Khối lượng vỏ chấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa 2009 được thể hiện ở bảng 3.10.
Số liệu bảng 3.10 cho thấy: Số bông/m2
trong vụ mùa năm 2009 của các giống dao động từ 192 đến 225 bông/m2. Giống có số bông/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là BT13 tương đương với đối chứng 2 (Khang Dân 18). Kết quả xử lý thống kê cho thấy, số bông/m2
của các giống chênh lệch nhau không nhiều. Giống Hương Cốm 2 có số bông/m2 thấp nhất, thấp hơn 2 giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số bông/m2
tương đương với 2 giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa) ở độ tin cậy 95%.
Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ mùa năm 2009
Giống lúa Số bông/m2 Tổng số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỉ lệ lép (%) P1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) HT1(đ/c1) 222 189,47 137,47 27,5 21,07 63,97 BT13 225 227,67 165,67 27,23 18,67 69,64 TQ08 213 196,33 154,67 21,19 20,53 68,62 VS1 222 171,93 150,0 18,22 20,8 69,40 Hương Cốm 2 192 168,27 120,6 28,37 23,40 54,07 Nàng Hoa 9 207 139,93 103,93 18,58 23,87 51,27 KD 18 (đ/c2) 225 203,47 158,13 22,27 18,73 66,60 CV% 5,9 4,10 5,30 6,10 1,60 8,50 LSD05 22,64 13,12 13,40 2,17 0,60 9,77
Tổng số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2009 biến động từ 168,27 - 227,67 hạt/bông. Giống đối chứng 1 có 189,47 hạt/bông. Giống đối chứng 2 có 203,47 hạt/bông. Giống BT13 có số hạt/bông cao hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống VS1, Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9 có số hạt/bông thấp hơn 2 giống đối chứng ở mức tin cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
95%. Giống TQ08 có số hạt/bông tương đương với 2 giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa) ở mức tin cây 95%.
Số hạt chắc/bông trong vụ mùa của các giống thí nghiệm biến động từ 103,93 - 165,67 hạt/bông. Giống đối chứng 1 có 137,47 hạt chắc/bông. Giống đối chứng 2 có 158,13 hạt chắc/bông. Giống BT13, TQ08 và VS1 có số hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng 1 và tương đương với giống đối chứng 2 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9 có số hạt chắc/bông thấp hơn 2 giống đối chứng ở mức tin cây 95%.
Tỷ lệ hạt lép/bông: Trong vụ mùa 2009 giống đối chứng 1 có tỷ lệ hạt lép là 27,5%, giống đối chứng 2 có tỷ lệ hạt lép/bông là 22,27%. Các giống BT13, và Hương Cốm 2 có tỷ lệ hạt lép/bông tương đương với đối chứng 1 (sai khác không có ý nghĩa) ở mức tin cậy 95% và cao hơn đối chứng 2 ở mức tin cậy 95%. Giống TQ08 có tỷ lệ lép thấp hơn đối chứng 1 ở mức tin cậy 95% và tương đương với đối chứng 2 ở mức tin cậy 95%. Các giống VS1 và Nàng Hoa 9 có tỷ lên lép thấp nhất, thấp hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Khối lượng 1000 hạt trong vụ mùa của các giống tham gia thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt. Giống đối chứng 1 có khối lượng 1000 hạt là 21,07gam, giống đối chứng 2 có khối lượng 1000 hạt là 18,73gam. Trong các giống thí nghiệm, Giống BT13 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất, tương đương với đối chứng 2 và thấp hơn đối chứng 1 ở mức độ tin cậy 95%. Các giống VS1 và TQ08 có khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng 2 và thấp hơn đối chứng 1 ở mức tin cậy 95%. Các giống Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9 có khối lượng 1000 hạt cao hơn 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của từng giống lúa. Năng suất lý thuyết là kết quả tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong vụ mùa 2009 năng suất các giống lúa thí nghiệm biến động từ 51,27 - 69,64 tạ/ha. Trong các giống thí nghiệm, giống Nàng Hoa 9 và Hương Cốm 2 có năng suất lý thuyết thấp hơn các giống khác và thấp hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống BT13, TQ08 và VS1 có năng suất lý thuyết tương đương hai giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa) ở mức tin cậy 95%.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ xuân 2010 được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2010
Giống lúa Số bông/m2 Tổng số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỉ lệ lép (%) P1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) HT1(đ/c1) 213 204,93 160,27 21,71 23,67 80,63 BT13 216 221,67 176,27 20,47 21,00 79,95 TQ08 207 202,40 158,93 21,47 22,67 74,34 VS1 222 194,60 161,07 17,41 23,00 83,63 Hương Cốm 2 204 178,53 128,20 28,20 25,67 67,04 Nàng Hoa 9 189 175,67 136,33 22,26 24,33 62,67 KD 18(đ/c2) 210 220,60 191,53 13,03 19,33 77,70 CV% 7,3 3,40 4,90 9,20 2,30 4,7 LSD05 26,95 12,09 14,02 3,35 0,92 6,26 Số bông/m2
của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ xuân 2010 biến động từ 189 - 222 bông/m2. Giống đối chứng 1 có số bông/m2
là 231 bông, giống đối chứng 2 có số bông/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giống VS1 có số bông/m2 cao nhất, tiếp đến là BT13. Các giống TQ08 và Hương Cốm 2 có số bông/m2
tương đương nhau. Giống Nàng Hoa 9 có số bông/m2 thấp nhất.
Tổng số hạt trung bình/bông trong vụ xuân 2010 biến động từ 175,67 - 221,67 hạt/bông. Các giống Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9 có số hạt/bông thấp nhất, thấp hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cây 95%. Giống VS1 và TQ08 có số hạt/bông thấp hơn đối chứng 2 và tương đương với đối chứng 1 ở độ tin cây 95%. Giống BT13 có số hạt/bông cao hơn đối chứng 1 và tương đương với đối chứng 2 ở độ tin cậy 95%.
Số hạt chắc/bông trong vụ xuân 2010 của giống đối chứng 1 là 160,27 hạt, của giống đối chứng 2 là 191,53 hạt. Các giống thí nghiệm có số hạt chắc/bông biến động từ 128,20 - 176,27 hạt. Trong các giống thí nghiệm BT13 có số hạt chắc/bông cao nhất, cao hơn đối chứng 1 chắc chắn ở độ tin cậy 95% và tương đương với đối chứng (sai khác không có ý nghĩa) ở mức tin cậy 95%. Các giống VS1 và TQ08 có số hạt chắc/bông tương đương với đối chứng 1 và thấp hơn đối chứng 2 ở mức tin cậy 95%. Các giống Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9 có số hạt chắc/bông thấp hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Trong vụ xuân 2010, tỷ lệ lép của các giống thí nghiệm biến động từ 17,41 - 28,20%. Giống đối chứng 1 có tỷ lệ lép là 21,71%. Giống đối chứng 2 có tỷ lệ lép là 13,03%. Trong các giống thí nghiệm, giống Hương Cốm 2 có tỷ lệ lép cao nhất cao hơn cả 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống Nàng Hoa 9, TQ08 và BT13 có tỷ lệ lép cao hơn đối chứng 2 (sai khác có ý nghĩa) và tương đương với đối chứng 1 (sai khác không có ý nghĩa) ở mức tin cậy 95%. Giống VS1 có tỷ lệ lép thấp hơn đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Như vậy giống VS1 có tỷ lệ lép thấp nhất trong các giống thí nghiệm ở cả 2 vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong vụ xuân 2010, khối lượng 1000 hạt của các giống tham gia thí nghiệm cũng có sự sai khác rõ rệt. Giống đối chứng 1 có khối lượng 1000 hạt là 23,67gam. Giống đối chứng 2 có khối lượng 1000 hạt là 19,33 gam. Các giống tham gia thí nghiệm, giống Nàng Hoa 9 và Hương Cốm 2 có khối lương 1000 hạt đạt cao nhất, cao hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Giống VS1 có khối lượng 1000 hạt tương đương với đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 ở độ tin cậy 95%. Các giống TQ08 và BT13 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 ở mức tin cậy 95%.
Vụ xuân 2010, năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm biến động từ 62,67 - 83,63 tạ/ha. Giống VS1 và BT13 có năng suất lý thuyết tương đương với 2 giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa) ở mức tin cây 95%. Giống TQ08 có năng suất lý thuyết thấp hơn đối chứng 1 và tương đương với đối chứng 2 ở mức tin cậy 95%. Các giống Hương Cốm 2 và Nàng Hoa 9 có năng suất lý thuyết thấp hơn 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Như vậy trong các giống thí nghiệm thì VS1 và BT13 có năng suất lý thuyết cao và ổn định trong cả vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010.