Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)

2. Mục tiêu của đề tài

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 7 giống lúa thuần chất lượng, lấy giống Hương Thơm số 1 (HT1) và giống Khang Dân 18 (KD18) làm đối chứng. Các giống lúa chất lượng tham gia thí nghiệm có nhiều ưu điểm được thu thập từ một số đơn vị nghiên cứu và công ty cung ứng giống cây trồng trong nước, chi tiết được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các giống thí nghiệm và cơ quan chọn tạo

STT Tên giống Cơ quan chọn tạo

1 HT1(Đ/c1) Công ty giống cây trồng Quảng Ninh (nhập nội) 2 BT13 Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc 3 TQ08 Viện Di truyền nông nghiệp

4 VS1 Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương 5 Hương Cốm 2 Viện Sinh học nông nghiệp

6 Nàng Hoa 9 Kỹ sư Lê Hùng Lân - Thành phố Hồ Chí Minh

7 KD18(Đ/c 2) Phòng Nông lâm thủy sản Hải Ninh - Quảng Ninh (nhập nội từ Trung Quốc)

So sánh các giống lúa đó và chọn ra các giống có triển vọng mở rộng diện tích ở vụ tiếp theo.

Tóm tắt lý lịch các giống lúa thí nghiệm: * Giống HT1[4]

- Nguồn gốc: Được nhập nội từ Trung Quốc năm 1998, do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Giống cây trồng Quảng Ninh chọn lọc và đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa 105- 110 ngày, vụ xuân 125-130 ngày + Cây cao trung bình 95- 100cm, dạng cây gọn, có mùi thơm, đẻ nhánh khỏe, chống đổ trung bình, trỗ tập trung, hạt nhỏ thơm, gạo trong, cơm thơm mềm. số hạt chắc: 110- 120 hạt/bông. Trọng lượng 1000 hạt 24- 24,5 gram.

+ Năng suất trung bình 5 - 5,6 tấn/ha. Thâm canh cao có thể đạt 7 - 7,5 tấn/ha. * Giống lúa BT13

- Nguồn gốc: Được Viện Khoa học Nông lâm Nghiệp miền núi phía Bắc chọn tạo từ giống lúa Khẩu Sửu của Điện Biên bằng phương pháp chọn lọc cá thể.

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 115 - 120 ngày; vụ mùa 100 - 105 ngày + Cây cao trung bình 95 - 100cm, dạng cây gọn, lá đòng to dài, độ thoát cổ bông trung bình, kiểu hạt thon dài, gạo trong, tỷ lệ dài/rộng = 3,4.

+ Năng suất trung bình đạt 7 - 7,5 tấn/ha.

(Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa TQ08

- Nguồn gốc: giống lúa TQ08 được Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo theo phương pháp chọn lọc phả hệ từ các nguồn gen lúa thuần Trung Quốc.

- Đặc điểm sinh học:

+Thời giansinh trưởng: vụ xuân 125 - 135 ngày, vụ mùa 105 - 110 ngày. + Chiều cao cây 85 - 100cm

+ Dạng hạt gạo nhỏ thon dài, khối lượng 1000 hạt từ 20,5 - 23g, cơm hơi thơm.

+ Năng suất trung bình 55 - 65 tạ/ha. Thâm canh cao có thể đạt 70 - 75 tạ/ha. + Khả năng chống chịu: Khá

(Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Giống lúa VS1:

- Nguồn gốc: Do GS-TS Trần Duy Quý cùng kỹ sư Nguyễn Văn Bích (Viện Di truyền nông nghiệp) chọn lọc và lai tạo từ tổ hợp lai lúa thơm Trung Quốc và giống Ải 32.

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng rất ngắn. Trung bình vụ xuân từ 115 đến 120 ngày, vụ mùa từ 95 đến 100 ngày, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chiều cao cây: 95 - 105cm, dạng cây gọn có mùi thơm, phiến lá lúa dựng đứng, khả năng chống chịu bệnh khô vằn và bạc lá rất tốt. Cơm thơm, dẻo, có vị đậm và không dính.

+ Năng suất trung bình 55 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 70 - 74 tạ/ha

(Nguồn:Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa Hương Cốm 2

- Nguồn gốc: Do Viện Sinh học nông nghiệp chọn cây phân ly từ giống nhập nội TX 93

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng từ 123 - 130 ngày

+ Chiều cao cây 90 - 100cm, số lá trên cây 15 lá. Chiều dài lá đòng: 26,97cm, Chiều rộng lá đòng 1,67cm, chiều dài bông: 23,2cm. Hạt gạo dài, Cơm có mùi thơm, dẻo

+ Năng suất trung bình: 55- 60 tạ/ha

(Nguồn:Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa Nàng Hoa 9

- Nguồn gốc: Giống lúa Nàng Hoa 9 do tác giả Lê Hùng Lân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh chọn lọc từ tổ hợp Jasmine85/AS996. Đây là 1 dòng mang nhiều tính ưu việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặc điểm sinh học:

+ Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa gieo sạ đến thu hoạch 95 ngày, lúa cấy 100 ngày.

+ Chiều cao cây từ 105 - 110cm, đẻ khỏe từ 8 - 15 bông/bụi, cứng cây chống đổ tốt, lá đòng xanh đậm dài 25 - 35cm, mọc thẳng.

+ Bông dài từ 25 - 35cm, số hạt chắc/bông từ 150 - 250 hạt, trọng lượng 100 hạt = 25 gram, hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng. Cơm có mùi thơm, dẻo, đậm, khi nấu tỏa hương.

+ Chịu phèn khá, hơi kháng rầy nâu và bệnh Đạo ôn

(Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia)

* Giống lúa Khang Dân 18(Trương Đích, 1999) [14]

- Nguồn gốc

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc. Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

- Đặc điểm sinh học

+ Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 105 - 110 ngày, ở trà Hè thu là 95 ngày.

+ Chiều cao cây: 95 - 100cm. Phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh vàng. Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém.

+ Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp. Chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm. Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt là 2,28. Trọng lượng 1000 hạt 19,5 - 20,2 gram. Gạo trong. Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha.

+ Khả năng chống đổ trung bình đến kém, bị đổ nhẹ - trung bình trên chân ruộng hẩu. Chịu rét khá. Là giống nhiễm Rầy nâu, nhiễm vừa bệnh Bạc lá, bệnh Đạo ôn, nhiễm nhẹ với bệnh Khô vằn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)