2. Mục tiêu của đề tài
2.3.4. Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái
* Khóm: Góc thân (thế cây): đứng (<300); nửa đứng (450); mở (600
); xoè (>600)
* Bông: Chiều dài trục chính: rất ngắn < 20 cm; ngắn 20 - 25 cm; trung bình 26 - 30 cm; dài 31 - 35 cm; rất dài > 35 cm
* Thân:
- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ gốc đến chóp bông cao nhất của 15 khóm điều tra lấy mẫu ở 3 lần nhắc lại (mỗi lần nhắc lại 5 khóm) rồi tính kết quả trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Lá
- Màu sắc phiến lá: Quan sát bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 4- 6 và đánh giá theo thang điểm:
Điểm 1: Xanh nhạt Điểm 2: Xanh Điểm 3: Xanh đậm Điểm4: Tím ở đỉnh lá Điểm 5: Tím ở mép lá
Điểm 6: Có đốm tím (xen lẫn màu xanh) Điểm 7: Tím
- Chiều dài phiến lá (cm): Đo thực tế chiều dài lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 6
+ Ngắn: < 25cm
+ Trung bình: 25-35cm + Dài: 35,1- 45cm
- Chiều rộng phiến lá (cm): Đo thực tế chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 6.
+ Hẹp: <1cm
+ Trung bình: 1-2cm + Rộng > 2cm
- Độ tàn lá: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm sau:
+ Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên) + Điểm 5: Trung bình (lá biến vàng)
+ Điểm 9: Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc chết)
+ Trạng thái lá đòng (quan sát muộn): Thẳng, nửa thẳng, ngang, gục xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Độ dài giai đoạn trỗ
Số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ) giai đoạn sinh trưởng 6
Điểm 1: Trỗ tập trung (không quá 3 ngày) Điểm 5: Trung bình (4 - 7 ngày)
Điểm 9: Dài (hơn 7 ngày) * Độ thoát cổ bông
Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể giai đoạn sinh trưởng 5 - 7 và cho điểm
Điểm 1: Thoát tốt
Điểm 3: Thoát trung bình Điểm 5: Vừa đúng cổ bông Điểm 7: Thoát một phần Điểm 9: Không thoát được
* Màu vỏ chấu: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm sau:
Điểm 0: Màu rơm
Điểm 1: Vàng và rãnh màu vàng trên nền vàng rơm Điểm 2: Chấm nâu trên nền vàng rơm
Điểm 3: Dảnh nâu trên nền vàng rơm Điểm 4: Nâu (hung hung)
Điểm 5: Hơi đỏ đến tím nhạt
Điểm 6: Chấm tím trên nền màu rơm Điểm 7: Dảnh tím trên nền màu rơm Điểm 8: Tím
Điểm 9: Đen Điểm 10: Trắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Chiều dài hạt thóc: Lấy mẫu điển hình đo chiều dài của 10 hạt/1dòng, giống bằng thước sau đó tính giá trị trung bình và đánh giá theo thang điểm:
Điểm 1: Rất ngắn (< 5.5 mm) Điểm 2: Ngắn (5.51 - 6.5 mm) Điểm 3: Trung bình (6.51- 7.6 mm) Điểm 4: Dài (7.61 - 8.5 mm) Điểm 5: Rất dài (> 8.5 mm 2.3.5. Các chỉ tiêu về tính chống chịu
* Chống chịu sâu, bệnh hại:
- Rầy nâu (Nilaparvata lugens): Theo dõi cây chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: Không bị hại
+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây
+ Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
+ Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10 - 25 % số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.
+ Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng.
+ Điểm 9: Tất cả các cây chết
- Sâu cuốn lá (Cnaphallocrocis medinalis Guenee): Tính tỷ lệ sâu ăn phần xanh của lá hoặc bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng theo thang điểm dưới đây:
+ Điểm 0: Không có cây bị hại + Điểm 1: 1 - 10% cây bị hại + Điểm 3: 11 - 20% cây bị hại + Điểm 5: 21 - 35% cây bị hại + Điểm 7: 36 - 60 % cây bị hại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 9: 61 - 100% cây bị hại
- Sâu đục thân (Schoenobius incertellus Walker): Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín của 10 khóm điều tra với 3 lần nhắc lại và đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: Không bị hại
+ Điểm 1: 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 3: 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 5: 21 - 30% dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 7: 31 - 50 % dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 9: 51 - 100% dảnh hoặc bông bị hại
- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae): Đánh giá trên diện tích lá bị hại tính theo thang điểm.
+ Điểm 1: 1 - 5 % diện tích lá bị hại + Điểm 3: 6 - 12 % diện tích lá bị hại + Điểm 5: 13 - 25% diện tích lá cây bị hại + Điểm 7: 26 - 50 % diện tích lá bị hại + Điểm 9: 51 - 100% diện tích lá bị hại
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Theo dõi, đánh gái ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, trỗ theo thang điểm đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây và tính theo thang điểm:
+ Điểm 0: Không có triệu chứng
+ Điểm 1: Vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây + Điểm 3: Vết bệnh ở vị trí 20 - 30 % chiều cao cây + Điểm 5: Vết bệnh ở vị trí 31 - 45 % chiều cao cây + Điểm 7: Vết bệnh ở vị trí 46 - 65 % chiều cao cây + Điểm 9: Vết bệnh ở vị trí trên 65 % chiều cao cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 0: Không thấy có vết bệnh
Đối với bệnh đạo ôn trên lá, theo dõi mức độ nhiễm bệnh, đánh giá tỷ lệ % vết bệnh và tính theo thang điểm
+ Điểm 0: Không thấy có vết bệnh
+ Điểm 1: Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử.
+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
+ Điểm 3: Hình dạng vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm dài 3mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá.
+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4 - 10% diện tích lá. + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25 % diện tích lá. + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50 % diện tích lá. + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51 - 75 % diện tích lá. + Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.
- Đối với bệnh đạo ôn cổ bông tiến hành đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ thấy vết bệnh trên vài cuống bông + Điểm 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2
+ Điểm 3: Vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc hoặc phần giữa của trục bông
+ Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.
+ Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đánh giá sau khi mỗi đợt rét kết thúc 3 ngày
Điểm 1: Mạ màu xanh đậm, cây sinh trưởng bình thường có thể vẫn đẻ nhánh Điểm 3: Mạ màu xanh nhạt, đầu lá hơi bị táp
Điểm 5: Mạ màu vàng, đầu lá táp vàng hoặc héo xanh Điểm 7: Mạ màu vàng nâu có số cây chết dưới 10% Điểm 9: Mạ chết từ 10 - 50%
* Tính chống đổ: Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín tính theo thang điểm - Điểm 1: Chống đổ tốt, không đổ
- Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ
- Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây bị nghiêng 300 (góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng)
- Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450
- Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều nằm rạp trên mặt đất
2.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất
* Năng suất lý thuyết
Gặt các cây theo dõi (5 cây/ô, 15cây/công thức) đo đếm các chỉ tiêu sau: Số bông/m2
Số hạt chắc/bông, hạt lép/bông
P1000 hạt (gam): Phơi khô hạt đạt độ ẩm 13% lấy mẫu theo đường chéo góc mỗi lần cân 500 hạt, nhắc lại 3 lần, sai khác giữa các lần cân < 3%.
Bông/m2 ×số hạt chắc/bông × P1000 hạt Năng suất lý thuyết (tạ/ha) =
10.000
* Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu tuốt hạt phơi khô đến khi độ ẩm của hạt đạt 14% thì quạt sạch và cân khối lượng (tính ra tạ/ha).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Chất lượng xay xát:
- Tỷ lệ gạo lật và gạo xát: Sau khi thu hoạch phơi khô quạt sạch, lấy mỗi giống 5 kg đem xay (cân khối lượng gạo xay) và xát (cân khối lượng gạo xát) làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỷ lệ gạo lật, gạo xát theo % khối lượng thóc.
- Tỷ lệ gạo nguyên: Lấy 100 g gạo xát rồi chọn riêng tất cả hạt gạo nguyên ra cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo nguyên theo % khối lượng gạo xát.
* Chất lượng thương trường: Phương pháp đo đếm và quan sát
- Dạng hạt: Đo chiều dài và chiều rộng của hạt sau đó tính tỷ lệ chiều dài/chiều rộng theo phương pháp của viện nghiên cứu lúa quốc tế và đánh giá theo thang điểm:
Điểm 1: Dạng hình thon dài; tỷ số dài/rộng> 3
Điểm 2: Dạng hình trung bình; tỷ số dài/rộng từ 2,1- 3 Điểm 5: Dạng hình bầu; tỷ số dài/rộng từ 1,1- 2
Điểm 9: Dạng hình tròn; tỷ số dài/rộng < 1,1 - Đánh giá độ bạc bụng:
Lấy mẫu điển hình của gạo sát để đánh giá độ bạc bụng theo % diện tích hạt: Điểm 0: Không bạc bụng Điểm 1: Ít (nhỏ hơn 10%) Điểm 5: Trung bình (11 - 20%) Điểm 9: Nhiều (> 20%) * Chất lượng chế biến:
Đánh giá cảm quan bằng cách: Nấu cơm các loại gạo giống thí nghiệm, nấu bằng 1 loại nồi như nhau, sau đó mời mọi người nếm thử (10 người) sau mỗi lần nếm tráng miệng bằng nước lọc và cho điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đánh giá hương thơm khi nấu: Đánh giá bằng phương pháp cho điểm của IRRI:
Điểm 0: Không thơm Điểm 1: Hơi thơm Điểm 2: Thơm
- Đánh giá độ dẻo: Đánh giá bằng phương pháp cho điểm của IRRI: Điểm 0: Không dẻo
Điểm 1: Trung bình Điểm 3: Dẻo
- Đánh giá vị đậm (ngọt): Đánh giá bằng phương pháp cảm quan ăn thử và cho điểm theo thang điểm:
Điểm 1: Nhạt
Điểm 2: Trung bình Điểm 3: Đậm
* Chất lượng dinh dưỡng:
Tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm Phân tích hàm lượng protein trong gạo xay Phân tích hàm lượng amyloza trong gạo xay
2.3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Mời một nhóm 15 người bao gồm: Cán bộ kỹ thuật của trường Trung học Nông lâm nghiệp Phú Thọ, cán bộ khuyến nông của địa phương và 1 số nông dân tiêu biểu đến đánh giá chất lượng và định giá từng loại giống lúa qua các chỉ tiêu sau:
- Năng suất:
+ Điểm 1: khá (> 55 tạ/ha)
+ Điểm 2: Trung bình (50 - 55 tạ/ha) + Điểm 3: Thấp (< 50 tạ/ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thời gian chín: Điểm 1: sớm; điểm 2: trung bình; điểm 3: muộn - Khả năng chống chịu: Điểm 1: Tốt; điểm 2: Khá; điểm 3: Trung bình; điểm 4: Yếu.
- Chất lượng gạo:
+ Điểm 1: Tốt (độ bạc bụng <5% ; cơm dẻo, thơm) + Điểm 2: Khá (độ bạc bụng 5 - 10% ; cơm dẻo, thơm)
+ Điểm 3: Trung bình (độ bạc bụng >10% cơm dẻo trung bình, không thơm) - Giá bán: Theo giá bán trên thị trường tại thời điểm đánh giá
Hiệu quả kinh tế được tính toán như sau:
Giá trị sản phẩm thô (đồng/ha) = Năng suất × giá bán.
Chi phí (đồng/ha) = Chi phí trung gian (phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật) + Công lao động + Chi phí bảo vệ + Thủy lợi phí + Chi phí khác
Thu nhập thuần (đồng/ha) = Giá trị sản phẩm thô - Chi phí
2.4. Mô hình sản xuất: Thực hiện trong vụ xuân 2010.
Từ kết quả khảo nghiệm các giống lúa chất lượng vụ mùa năm 2009, kết hợp với tham khảo kết quả khảo nghiệm vụ xuân năm 2009 củaTrung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia. Chúng tôi sẽ lựa chọn 1-2 giống có nhiều ưu điểm và có triển vọng nhất để xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã đặc trưng cho 3 tiểu vùng sinh thái khác nhau của huyện Thanh Ba. Đồng thời đây cũng là các xã có khả năng để mở rộng diện tích lúa chất lượng.
Phương pháp bố trí và theo dõi mô hình: Trên cở sở đất ruộng của nông dân, chúng tôi lựa chọn ruộng có độ đồng đều cao để làm mô hình. Các quy trình kỹ thuật được áp dụng theo đúng hướng dẫn chung của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. Các hộ tham gia thử nghiệm giống mới sẽ trực tiếp theo dõi, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng nhiễm sâu bệnh hại và chất lượng gạo, đồng thời tham gia hội thảo đầu bờ. Căn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cứ vào ý kiến thảo luận và kết quả phiếu đánh giá của nông dân tham gia mô hình sẽ xác định được giống có ưu điểm cao nhất để giới thiệu cho sản xuất.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu điều tra và số liệu thí nghiệm bằng chương trình EXCEL và phần mềm chương trình IRRISTAT [2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm cơ bản vùng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Ba là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ trải dài từ 20021’- 21034’ độ vĩ bắc, chiều rộng từ 105003’- 105014’ kinh độ đông. Phía nam giáp thị xã Phú Thọ, phía Tây có sông Hồng bao bọc, Phía Đông giáp huyện Phù Ninh, Phía Bắc giáp 2 huyện là Đoan Hùng và Hạ Hòa.
3.1.1.2. Địa hình
Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có độ dốc thấp dần theo hướng từ Đông bắc xuống Tây nam. Nhìn chung địa hình địa mạo của huyện được chia làm 2 dạng chính :
+ Địa hình đồng bằng phù sa
Đây là dải đất phù sa bằng phẳng, màu mỡ nhưng hẹp chạy dọc theo sông Hồng dải đất phù sa này có độ dốc < 30. vùng này rất thích hợp cho việc phát triển trồng lúa và các cây ngắn ngày.
+ Địa hình đồi núi thấp
Đây là vùng đồi núi thấp, độ dốc từ 8- 250
.Vùng này rất thuận lợi cho phát triển trồng các loại cây công nghiệp đặc biệt là cây chè.
3.1.1.3. Đất đai
Để đánh giá tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba, chúng tôi tiến hành sưu tầm dựa trên cơ sở số liệu của phòng Thống kê huyện, số liệu niên giám thống kê và lấy số liệu tình hình sử dụng đất năm 2009 của huyện. Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Ba như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba
Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)