Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

2. Mục tiêu của đề tài

3.2.2.Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.

Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy. Đối với lúa gieo thẳng: Được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch. Tính trạng thời gian sinh trưởng là tính trạng chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường như: Đất, nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng.

Theo Yoshida (1979) cho rằng; những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại, giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì sinh trưởng quá dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên, trong điều kiện đất đai có độ phì thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng dài hơn cho năng suất sẽ cao hơn (Yoshida, 1979), [32].

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để chúng ta bố trí thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Hiện nay, nhu cầu có bộ giống ngắn ngày năng suất cao, chất lượng tốt tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc (từ 100 - 110 ngày ở vụ mùa, 120 - 135 ngày ở vụ xuân) càng trở nên cấp bách. Trong điều kiện hiện nay, công nghiệp phát triển. Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngày càng thu hẹp lại. Nếu có bộ giống ngắn ngày, người nông dân sẽ tăng diện tích cấy xuân muộn và mùa sớm để có thể chủ động trồng cây vụ đông tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác. Đồng thời, người nông dân chủ động bố trí thời vụ để né tránh thiên tai, dịch hại...

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa chúng tôi đã gieo và cấy các giống cùng ngày. Đồng thời chúng tôi cũng theo dõi các chỉ tiêu từ cấy đến đẻ nhánh, từ cấy đến đẻ nhánh rộ, từ cấy đến làm đòng, từ cấy đến trỗ bông và từ cấy đến chín. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu và tổng thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.5: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa

(Đơn vị: ngày)

Vụ

Chỉ tiêu

Giống

Thời gian từ gieo đến……(ngày ) Tổng thời gian sinh trƣởng (ngày) Cấy Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Phân hóa đòng Trỗ Mùa 2009 HT1(Đ/c1) 13 21 38 42 72 102 BT13 13 20 36 40 71 100 TQ08 13 21 37 42 73 102 VS1 13 20 38 43 73 102 Hương Cốm 2 13 22 40 45 75 105 Nàng Hoa 9 13 22 40 44 74 105 KD 18(Đ/c2) 13 20 38 43 73 103 Xuân 2010 HT1(Đ/c1) 20 36 64 72 103 133 BT13 20 35 64 71 101 130 TQ08 20 37 64 70 100 130 VS1 20 35 62 68 99 128 Hương Cốm 2 20 37 65 69 100 130 Nàng Hoa 9 20 36 62 70 100 130 KD 18(Đ/c2) 20 36 62 68 99 128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.5 cho thấy, hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều là các giống ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng từ 100 - 105 ngày ở vụ mùa, 128 - 133 ngày ở vụ xuân. Các giống đều có thời gian sinh trưởng tương đương nhau. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là VS1, đây là đặc điểm tốt đối với những vùng bố trí cơ cấu cây trồng vụ đông như ở huyện Thanh Ba.

Nghiên cứu thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh nhằm đánh giá khả năng đẻ nhánh nhanh hay chậm của mỗi giống. Giống nào đẻ nhánh sớm và thời gian đẻ nhánh ngắn chứng tỏ giống đó đẻ gọn, tập trung, nhánh có thời gian sinh trưởng dài sẽ tích luỹ được dinh dưỡng tốt tạo bông to. Thời gian từ sau cấy đến đẻ nhánh của các giống từ 7 - 9 ngày ở vụ mùa và từ 15 - 17 ngày ở vụ xuân. Các giống đẻ nhánh sớm hơn các giống khác là BT13 và VS1.

Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 23 - 27 ngày ở vụ mùa và từ 42 - 45 ngày ở vụ xuân. Nhìn chung, các giống lúa thí nghiệm đều có thời gian đẻ nhánh ngắn, đẻ tập trung.

Thời gian từ trỗ đến chín của các giống là tương đương nhau và biến động từ 28 - 31 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm từ 100 - 105 ngày ở vụ mùa và từ 128 - 133 ngày ở vụ xuân là rất phù hợp với việc bố trí cơ cấu mùa vụ trong địa bàn huyện Thanh Ba.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)