Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

2. Mục tiêu của đề tài

1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt nam, nó không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước mà còn góp phần quan trọng vào thị trường xuất khẩu lúa gạo thế giới. Chính vì tầm qua trọng của cây lúa như vậy, nên Đảng và nhà nước ta không những đầu tư vào sản xuất mà còn đầu tư vào công tác nghiên cứu toàn diện về cây lúa. Trong đó, công tác giống được đặt lên hàng đầu.

Trước năm 1945, chúng ta sử dụng các giống lúa địa phương, tuy năng suất không cao nhưng chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện đất đai và khí hậu của nước ta,đồng thời có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu, bệnh. Nhiều giống lúa được lưu truyền trong sản xuất từ đời này sang đời khác như giống Chiêm Tép, Chiêm Sài Đường, Chiêm Cút… các giống vụ mùa như lúa Di, lúa Tám Soan, lúa Dự… [23].

Từ sau năm 1954, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng tới việc phát triển các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, với mục đích nhanh chóng đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu do bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn không thể chuyển mình vì nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã có những nhìn nhận đúng đắn về đường lối, chính sách và vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và nhà nước ta đã quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, các nhà nông học đã nhập nội, thử nghiệm nhiều giống lúa ngắn ngày của Trung Quốc làm tiền đề cho sự ra đời của vụ lúa xuân. Một số giống lúa được gieo cấy trong vụ xuân như Chân Trâu lùn, Trà Trung Tử…

Khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975). Chúng ta đã tập chung nhiều vào nghiên cứu cây lúa. trong đó, công tác chọn tạo và lai tạo các giống lúa được đặc biệt quan tâm. Nhờ các thành tựu trong nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, năng suất lúa của Việt Nam không ngừng được tăng lên. Chúng ta đã nhập nội một số giống lúa từ viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và của một số nước khác làm phong phú bộ giống lúa của Việt Nam.

Điều kiện sinh thái nước ta rất đa dạng nên đòi hỏi phải có bộ giống phong phú để có thể đáp ứng được các tiểu vùng nông sinh thái. Do đó, những năm qua, chúng ta đã tạo được nhiều giống lúa mới phục vụ cho sản xuất lúa đa dạng của nông dân. Theo thống kê của trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng trung ương, trong vụ lúa đông xuân 2000, riêng ở các tỉnh phía Bắc có 192 giống lúa (chưa kể 1 số giống địa phương không có tên rõ ràng) đã được gieo trồng trong sản xuất. Trong đó, giống lúa thuần Việt Nam chiếm 45% diện tích và giống lúa Trung Quốc chiếm 55% diện tích. Trong các giống trên, thì có 10 giống lúa thâm canh, diện tích gieo trồng lớn nhất là Khang Dân 18, Q5, Sán Ưu 63, IR17494, X21, Nhị Ưu 63, Xi23, C70, DT10 và CR203.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)