Tôm giống

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 51)

3.3.3.1 Chất lượng con giống

Nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến dịch bệnh xảy ra trong các diện tích nuôi tôm, dẫn đến thất thu là do chất lượng giống kém, giống bị nhiễm bệnh và giống yếu, cụ thể là công tác kiểm tra chất lượng giống trước khi thả chưa được chú trọng và thực hiện một cách đầy đủ [1].

Kết quả khảo sát bảng 3.7 cho thấy, chỉ có 55 người được hỏi cho rằng tôm giống có chất lượng tốt (chiếm 45,8%), 53 người có ý kiến chất lượng trung bình chiếm (44,2%), 05 người cho ý kiến chất lượng xấu (chiếm 4,2%) và 07 người không có ý (chiếm 5,8%).

Bảng 3.7 Chất lượng tôm giống, kích thước giống thả và mật độ

Diễn giải Đvt Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)

Chất lượng tôm giống

+ Tỷ lệ % giống tốt % 20,0 57,5 60,0 45,8 + Tỷ lệ % giống trung bình % 72,5 37,5 22,5 44,2 + Tỷ lệ % giống xấu % 5,0 5,0 2,5 4,2 + Không có ý kiến 2,5 - 15,0 5,8 Kích cỡ giống thả + Tôm P6 – 7 % 7,5 5,0 7,5 6,7 + Tôm P8 % 22,5 27,5 7,5 19,2 + Tôm P9 % 20,0 30,0 35,0 28,3 + Tôm P10 % 45,0 17,5 45,0 35,8 + Tôm P11 - 16 % 5,0 20,0 5,0 10,0 Mật độ thả + Trung bình con/m2 2,3 ± 1,0 2,7 ± 1,4 1,9 ± 1,0 2,3 ± 1,2 + Khoảng biến động con/m2 0,8 ÷ 5,0 0,5 ÷ 7,5 0,6 ÷ 5,9 0,5 ÷ 7,5 Nguồn giống thả nuôi tại địa bàn nghiên cứu có nguồn giống từ tôm Trung Quốc (chiếm 100%). Nguồn tôm giống này chủ yếu do người nuôi tôm đến trại để lựa chọn về nuôi thương phẩm. Do kiến thức và sự hiểu biết về tôm giống của người nuôi còn hạn chế nên việc lựa chọn tôm giống có chất lượng gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, do giá tôm giống cung cấp cho hộ nuôi tương đối cao (trung bình 112,5 ± 8,2 đồng/con và khoảng biến động từ 90 ÷ 140 đồng/con) nên một số hộ nuôi không đủ vốn để mua tôm giống mà phải mua nợ. Vì vậy, tôm giống các trại cung cấp cho người nuôikhông đảm

bảo về chất lượng và số lượng, từ đó đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Đó là những vấn đề mà lãnh đạo các cấp và nhà quản lý rất quan tâm.

Bên cạnh đó, nguồn tôm giống thả nuôi hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc nên khi thả nuôi ở vùng huyện Thạnh Phú sẽ có những bất lợi đối với con giống do sự sai khác lớn giữa điều kiện môi trường trại sản xuất và ruộng nuôi, con giống thích nghi chậm và dễ gây sốc cho tôm, tỷ lệ tôm hao hụt cao do khác biệt về điều kiện môi trường.

3.3.3.2 Kích thước giống thả

Trong nuôi tôm dù theo phương thức kỹ thuật nào thì năng suất và chất lượng sản phẩm tôm nuôi ở mức độ nhất định còn phụ thuộc vào chất lượng của đàn tôm giống cũng như mật độ tôm được thả nuôi.

Kết quả khảo sát 120 hộ nuôi (bảng 3.7) thì có 43 hộ thả tôm P10 chiếm 35,8%; 34 hộ thả tôm P9 chiếm 28,3%, 23 hộ thả tôm P8 chiếm 19,2%, 08 hộ thả tôm P6 - 7 chiếm 6,7%, 10 hộ thả tôm P11 - 16 chiếm 10,0%. Mục đích của các hộ là thả giống lớn sẽ rút ngắn được thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống. Tuy nhiên, một số hộ nuôi khi ruộng nuôi được cải tạo và diệt tạp kỹ thì người nuôi có xu hướng thả tôm Post nhỏ hơn với mục đích hạ chi phí sản xuất, nâng cao tỷ lệ tôm thu hoạch để tăng LN.

3.3.3.3 Mật độ giống thả

* Mật đột thả giống: Mật độ giống thả phụ thuộc vào hình thức nuôi, khi mật độ thả tăng năng suất tôm nuôi tăng, song khi mật độ tăng quá mức cho phép đối với từng mô hình nuôi thì sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng của chúng, tôm nuôi có kích thước nhỏ, chất lượng kém. Vì vậy với mỗi ao đìa có diện tích, độ sâu khác nhau, hình thức nuôi khác nhau nên chọn mật độ nuôi thích hợp đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh [36].

Mật độ tôm giống thả nuôi tại vùng khảo sát trung bình 2,3 ± 1,2 con/m2 (khoảng biến động từ 0,5 ÷ 7,5 con/m2). Mật độ giống thả nuôi xã An Thuận cao nhất (2,7 ± 1,4 con/m2), kế đến là Mỹ An (2,3 ± 1,0) và thấp nhất là An Điền (1,9 ± 1,0 con/m2).

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, mật độ nuôi TCX ở An Thuận cao hơn so với Mỹ An và An Điền. Do diện tích nuôi ở 03 địa bàn khảo sát có sự chênh lệch nhau nên mật độ cũng có sự khác nhau, vùng nuôi An Thuận có diện tích trung bình nhỏ nên người

nuôi muốn tăng mật độ nuôi để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, mật độ nuôi TCX ở địa bàn khảo sát vẫn thấp hơn rất nhiều so với các mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa trong khu vực ĐBSCL. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Tấn Huy và ctv (2001), nuôi tôm trong ruộng lúa ở huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang với mật độ 5 ÷ 7 con/m2 [11] và theo kết quả điều tra của Dương Thọ Trường (2009) tại Đồng Tháp thì mật độ nuôi TCX ruộng lúa trung bình 16 con/m2 [39].

* Phương pháp thả giống: Hiện tại người nuôi trên địa bàn khảo sát chưa quan tâm nhiều đến phương pháp thả giống. Kết quả khảo sát 120 hộ, có 102 hộ thả giống trực tiếp chiếm tỷ lệ 85%, 14 hộ thả ương nuôi trong vèo chiếm tỷ lệ 11,7% và số hộ ương giống trong ao trước khi thả giống chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,3%. Kết quả trên cho thấy, nếu người nuôi không ương giống trước khi nuôi sẽ không kiểm soát được số lượng tôm nuôi, khi cho tôm ăn lượng thức ăn có thể thừa hoặc thiếu. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi, ảnh hưởng đến môi trường và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)