Thức ăn và cách cho ăn

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 54)

3.3.5.1 Thức ăn

Theo Phạm Nam Dương, 1993 (trích dẫn bởi Phạm xuân Thủy, 2004), thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm nuôi. Cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng thức ăn, tôm khỏe mạnh hơn, lớn nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao [36]. Mục tiêu của nghề nuôi tôm là bền vững và LN cao nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt sản lượng tối đa [40]. Khi thiếu thức ăn tôm chậm phát triển, còi cọc, kích cỡ không đều và dễ cảm nhiễm bệnh. Thừa thức ăn ao nuôi mau dơ bẩn gây ô nhiễm, tảo và một số vi sinh vật phát triển quá mức làm ảnh hưởng tới môi trường ao nuôi tôm, dễ gây ra hiện tượng nở hoa, thiếu ôxy cục bộ về ban đêm. Môi trường ô nhiễm nặng tôm có khả năng bị chết hàng loạt vào thời gian sáng sớm do thiếu ôxy [36].

Thức ăn dùng cho nuôi TCX ruộng lúa ở huyện Thạnh Phú hiện nay gồm có thức ăn viên (Hải Vân của Đà Nẵng và Laone của công ty Uni - president), thức ăn tự chế (cám, ruốc khô, đậu nành), thức ăn tươi (ruốc tươi) và một số loại thức ăn khác như gạo lứt, khoai, mì, cơm dừa ... Giá thức ăn viên trung bình 15.000 ÷ 20.000 đồng/kg, Thức ăn tự chế bao gồm cám (giá 6.500 đồng/kg), ruốc khô (14.000 đồng/kg) và đậu nành (giá 12.500 đồng/kg). Một số loại thức ăn khác như gạo lứt (giá 6.500 ÷ 7.000 đồng/kg), khoai mì (giá 2.000 đồng/kg) và dừa khô (giá 2.500 đồng/trái).

3.3.5.2 Cách cho ăn

Hầu hết các hộ nuôi TCX ruộng lúa trên địa bàn khảo sát đều cho ăn thức viên trong 01 tháng đầu tiên. Sau thời gian thả giống khoảng 01 tháng, người nuôi dựa vào kinh nghiệm và điều kiện thực tế mà có chế độ sử dụng những loại thức ăn khác nhau.

Bảng 3.8: Các loại thức ăn sử dụng trong nuôi TCX ruộng lúa

Diễn giải Đvt Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120) Các loại thức ăn + Tự chế % 92,5 10,0 47,5 50,0 + Tự chế và ruốc tươi % 7,5 - - 2,5 + Ruốc tươi - 90,0 15,0 35,0

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, có 50% hộ nuôi cho ăn thức ăn tự chế, 35% hộ nuôi cho thức ăn tươi và 12,5% hộ nuôi tận dụng thức ăn sẵn có như khoai, mì, dừa, gạo lứt ...để cho tôm ăn, bên cạnh đó vẫn có một số hộ nuôi (2,5%) kết hợp thức ăn tự chế và ruốc tươi cho tôm ăn.

Tại vùng nuôi xã Mỹ An, sau thời gian khoảng 01 tháng nuôi các hộ nuôi bắt đầu chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế. Có 37 hộ nuôi (chiếm 92,5%) sử dụng thức ăn tự chế trong suốt thời gian nuôi, 03 hộ nuôi sử dụng thức ăn tự chế và kết hợp với ruốc tươi sau 120 ngày nuôi (chiếm 7,5%). Kết quả này cho thấy người nuôi rất quan tâm đến số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho tôm nuôi. Khi sử dụng thức ăn tự chế sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường và kiểm soát được lượng thức ăn.

Các hộ nuôi trên địa bàn xã An Thuận sử dụng chủ yếu ruốc tươi sau 01 tháng thả giống, có 36 sử dụng thức ăn tươi trong suốt vụ nuôi (chiếm 90%) và có 04 hộ sử dụng thức ăn tự chế (chiếm 10%). Do ruốc tươi giá rẻ nên hầu hết các hộ nuôi tại An Thuận sử dụng để cho tôm ăn, tuy nhiên khi cho ăn ruốc tươi sẽ phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Vì vậy, khi thị trường không có ruốc tươi thì người nuôi không cho tôm ăn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm.

Vùng nuôi An Điền có 06 hộ sử dụng thức ăn tươi trong quá trình nuôi (chiếm 15%), 19 hộ sử dụng thức ăn tự chế (chiếm 47,5%) và 15 hộ nuôi còn lại cho ăn gạo lứt, dừa, khoai mì (chiếm 37,5%). Các hộ nuôi tại An Điền chưa quan tâm nhiều đến số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho tôm, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi. Số lần cho tôm ăn phụ thuộc vào kích thước tôm và hình thức nuôi và được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9: Số lần cho tôm ăn trong một ngày Diễn giải Đvt Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120) Chế độ cho ăn n 1 lần/ngày % 2,5 72,5 55,0 43,3 2 lần/ngày % 92,5 25,0 17,5 45,0 3 lần/ngày % 5,0 2,5 - 2,5 1 lần/ 2 ngày % - - 25,0 8,4 1 lần/ 5 ngày % - - 2,5 0,8

Qua bảng 3.9 cho thấy, số hộ cho tôm ăn 01 lần/ngày tại vùng nuôi Mỹ An chiếm tỷ lệ rất thấp nhất (2,5%), kế đến là xã An Điền (55,0%) và cao nhất là vùng nuôi xã An Thuận (72,5%). Số lần cho tôm ăn 02 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất tại vùng nuôi Mỹ An (92,5%), vùng nuôi xã An Thuận (25%) và thấp nhất là xã An Điền (17,5%). Số hộ nuôi cho tôm ăn 03 lần/ngày chiếm tỷ lệ rất thấp, vùng nuôi xã Mỹ An 5% và xã An Thuận 2,5%. Tại vùng nuôi xã An Điền có 25,0% số hộ nuôi cho tôm ăn 01 lần/2 ngày và có 2,5% số hộ cho tôm ăn 01 lần/5 ngày. Qua kết quả trên cho thấy, người nuôi tôm tại vùng nuôi xã Mỹ An quan tâm đến việc cung cấp thức ăn nhiều hơn các hộ dân vùng nuôi xã An Thuận và xã An Điền.

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% hộ nuôi TCX ruộng lúa cho tôm ăn bằng cách rải đều. Bên cạnh đó, người nuôi còn dùng sàng (nhá) để kiểm tra thức ăn,ở Mỹ An có 24 hộ dùng sàng để kiểm tra thức ăn chiếm 20,0%, An Thuận có 36 hộ chiếm 30,0% còn An Điền chỉ có 04 hộ chiếm (3,3%). Trong thực tế, khi cho tôm ăn bằng cách rải đều và kết hợp kiểm tra bằng sàn ăn sẽ tính được lượng thức ăn cần thiết cho tôm, giúp giảm lượng thức ăn dư thừa và giảm được chi phí thức ăn. Ngoài ra, khi kiểm soát tốt lượng thức ăn sẽ hạn chế sự ô nhiễm nước trong thời gian nuôi.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 54)